Lính Ukraine chiến đấu ở Donetsk (Ảnh: Reuters).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/1 tuyên bố, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát thị trấn chiến lược Velikaya Novoselka ở Donetsk, phía đông Ukraine.
Từng được coi là "thành trì cuối cùng" của Ukraine ở phía nam Donbass, thị trấn Velikaya Novoselka là một "mắt xích" quan trọng trong tuyến phòng thủ kiên cố của Ukraine trong khu vực, đồng thời đóng vai trò là trung tâm hậu cần chính cho quân đội Ukraine.
Velikaya Novoselka là trung tâm của "Vremevka Ledge", một chuỗi các ngôi làng ở phía tây Donetsk mà quân đội Ukraine đã biến thành một vị trí phòng thủ chính.
Khu vực nằm ở ranh giới giữa Donetsk và vùng Zaporizhia lân cận đã ghi nhận các cuộc giao tranh trong chiến dịch phản công bất thành của Ukraine vào mùa hè năm 2023.
Vào tháng 11/2024, các lực lượng Nga đã phát động một cuộc tấn công quy mô lớn trong khu vực và cuối cùng đã tìm cách bao vây Velikaya Novoselka vào tháng 1, sau khi kiểm soát một số khu định cư nhỏ hơn ở phía tây nam và ngôi làng Novy Komar ở phía bắc.
Đầu tuần này, Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội Nga đã chọc thủng vị trí phòng thủ của Ukraine tại Velikaya Novoselka và bắt đầu tấn công thành trì này. Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố một đoạn video cho thấy lực lượng Nga, với sự yểm trợ của máy bay không người lái và pháo binh, đã tấn công Velikaya Novoselka và kéo cờ Nga lên một tòa nhà ở trung tâm thị trấn.
Vào ngày 26/1, quân đội Nga tiếp tục công bố một đoạn video khác được cho là ghi lại hậu quả của trận chiến giành Velikaya Novoselka. Đoạn video cho thấy binh lính Nga đi bộ quanh thị trấn và đứng trên đỉnh một số tòa nhà trong khi vẫy cờ.
Vị trí vùng Donetsk ở phía đông Ukraine (Ảnh: BBC).
Quân đội Nga đã tấn công vùng Donbass (gồm Lugansk và Donetsk) kể từ khi giành được thị trấn chiến lược Avdeevka vào tháng 2/2024. Theo người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu Nga, tướng Valery Gerasimov, quân đội Nga đã tiến quân đều đặn, đẩy lực lượng Ukraine ra khỏi gần 200 khu định cư vào năm ngoái.
Velikaya Novoselka là một trong số ít thị trấn lớn vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Kiev tại Donetsk. Những thị trấn khác bao gồm Pokrovsk, nằm cách đó 55km về phía đông bắc, Slavyansk và Kramatorsk.
Thành phố Pokrovsk, còn được gọi là Krasnoarmeysk, từng là trung tâm tiếp tế chính cho các công sự tiền tuyến của Ukraine, nhưng đã trở thành khu vực giao tranh, khi lực lượng Nga tiếp tục tiến quân đều đặn về phía tây. Vào cuối tháng 12 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã giành quyền kiểm soát các ngôi làng Novotroitskoe và Novoolenovka gần thành phố.
Việc mất quyền kiểm soát thành trì Pokrovsk có thể gây ra hậu quả sâu rộng cho Ukraine, không chỉ về mặt quân sự mà còn về mặt kinh tế.
Pokrovsk nằm ở ngã tư của các tuyến đường vận tải chính, khiến nơi đây trở thành trung tâm hậu cần quan trọng cho quân đội Ukraine.
Sự sụp đổ của thành phố này có thể làm mất ổn định các tuyến phòng thủ và gây khó khăn cho việc tiếp tế của lực lượng Kiev.
Moscow tuyên bố đã sáp nhập vùng Donetsk phía đông của Ukraine và coi việc kiểm soát Pokrovsk là bước đệm quan trọng để sáp nhập toàn bộ khu vực vào Nga.
Tổng thống Zelensky từng thừa nhận lực lượng Nga kiểm soát 1/5 lãnh thổ Ukraine, trong đó có 4 khu vực trên đất liền gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Moscow đã tuyên bố sáp nhập 4 khu vực này cùng bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý.
(Ảnh minh họa: Hong Kong Standard).Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thịt cừu, dê, gia cầm và động vật móng guốc chẵn từ các nước châu Phi, châu Á và châu Âu do sự bùng phát của các dịch bệnh chăn nuôi như đậu cừu, đậu dê và bệnh lở mồm long móng.Lệnh cấm của quốc gia nhập khẩu thịt lớn nhất thế giới ảnh hưởng đến Ghana, Somalia, Qatar, Congo, Nigeria, Tanzania, Ai Cập, Bulgaria, Đông Timor và Eritrea.Trung Quốc cũng cho biết đã ngừng nhập khẩu cừu, dê và các sản phẩm liên quan từ Palestine, Pakistan, Afghanistan, Nepal và Bangladesh do dịch bệnh đậu cừu và đậu dê bùng phát.Ngoài ra, Trung Quốc cấm nhập khẩu động vật móng guốc chẵn và các sản phẩm liên quan từ Đức sau khi dịch lở mồm long móng bùng phát.Lệnh cấm bao gồm cả các sản phẩm đã qua chế biến và chưa qua chế biến.Quyết định trên được đư...
Trụ sở Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tại Atlanta, Georgia (Ảnh: Reuters).John Nkengasong, quan chức của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã gửi thông báo tới các nhà lãnh đạo cấp cao tại cơ quan này vào tối 27/1 với yêu cầu tất cả các nhân viên làm việc với WHO phải ngay lập tức dừng hợp tác và "chờ hướng dẫn thêm".Theo các chuyên gia, việc đột ngột dừng hoạt động hợp tác này diễn ra khá bất ngờ và sẽ làm chậm trễ công việc điều tra cũng như nỗ lực ngăn chặn các đợt bùng phát của vi-rút Marburg và bệnh đậu mùa khỉ ở châu Phi, hay nhiều mối đe dọa toàn cầu đang âm ỉ. Yêu cầu trên cũng diễn ra trong bối cảnh các cơ quan y tế trên toàn thế giới đang theo dõi những đợt bùng phát cúm gia cầm ở các loài gia súc của Mỹ.Chính sách "ngừng làm việc" áp dụng vớ...
Sách giáo khoa mới "Lịch sử quân sự Nga" được trưng bày trong buổi giới thiệu tại Moscow ngày 27/1 (Ảnh: Reuters).Ngày 27/1, Nga đã giới thiệu một cuốn sách giáo khoa lịch sử mới, trong đó ví cuộc xung đột ở Ukraine giống với cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít của Liên Xô trước đây, đồng thời nhấn mạnh việc Nga "bị bắt buộc" phải gửi binh lính tới Ukraine. Tổng thống Vladimir Putin miêu tả "chiến dịch quân sự đặc biệt" này là một công cuộc khó khăn nhưng cần thiết để chống lại một nước Ukraine được phương Tây và NATO hậu thuẫn. Ông Putin nói rằng đây là một phần của cuộc chiến sinh tồn rộng lớn hơn để đối phó với việc phương Tây đang cố gắng làm suy yếu và chia cắt nước Nga.Về phần mình, Ukraine và các đồng minh phương Tây cho rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh khốc liệt...