Buôn lậu thuốc lá vẫn phát triển mạnh mẽ do lợi nhuận siêu khổng lồ

Tại tọa đàm "Phòng, chống buôn lậu thuốc lá - nhiều thách thức đặt ra" do báo Tiền Phong tổ chức ngày 2/4, ông Nguyễn Đức Lê, đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết thời gian vừa qua, tình hình buôn lậu thuốc lá biến động theo chiều hướng mới, đặc biệt là mặt hàng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.

"Trong năm 2024, cơ quan quản lý thị trường đã kiểm tra 1.474 vụ, trong đó xử lý 1.263 vụ buôn lậu thuốc lá. Riêng thuốc lá điện tử đã xử lý 240.000 sản phẩm, trên 9 tấn phụ kiện. Tuy nhiên thuốc lá điếu nhập lậu mới xử lý được gần 200.000 bao. Như vậy, thuốc lá điện tử có xu hướng tăng vượt trội so với thuốc lá điếu", ông Lê nhận định

Tuy nhiên, lãnh đạo Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đánh giá con số này vẫn chưa phản ánh hết tình hình vi phạm trên thị trường.

Dưới góc độ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu, ông Phan Quốc Đông, Phó chi Cục trưởng Chi Cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan), cho biết thuốc lá và các mặt hàng liên quan bị yêu cầu kiểm soát chặt chẽ về cơ chế quản lý chính sách và thuế.

Ông nêu những năm gần đây, ngoài thuốc lá điếu truyền thống, thị trường xuất hiện xu hướng sử dụng thuốc lá thế hệ mới là thuốc lá làm nóng và thuốc lá điện tử. 

Ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng Thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA) cho rằng hiện nay thuốc lá lậu không bày bán công khai nhưng rất dễ tiếp cận và đa dạng mức giá. Trước đây chỉ có thuốc lá lậu giá cao, lợi nhuận lớn làm tăng tình trạng buôn lậu, tuy nhiên hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại thuốc lá lậu với giá rẻ chỉ 7.000-10.000 đồng/bao. 

"Với dự thảo mới nhất của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, dự kiến đến năm 2030 giá thuốc lá điếu sẽ tăng ít nhất 20.000 đồng/bao để bù phần tăng thuế. Lúc đó tình hình thuốc lá lậu sẽ rất phức tạp", ông Nhân lo ngại.

Đối với thuốc lá thế hệ mới, vị này cho rằng cần có hành lang pháp lý cụ thể để lực lượng chức năng có thể xử lý sau khi có nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, sử dụng...

Thực tế, mặc dù Quốc hội đã thông qua nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, song hoạt động mua bán các sản phẩm này trên vẫn rất sôi nổi trên các hội, nhóm mạng xã hội hoặc được bán lén lút tại nhà riêng.

Nhiều chủ cửa hàng dè chừng, chỉ giao hàng qua "ship ruột". Thậm chí, một số cửa hàng còn hẹn khách tại điểm kín đáo để trao hàng trực tiếp. Trên một số nền tảng thương mại điện tử, thuốc lá điện tử được thay thế tinh vi bằng những cụm từ "lóng" như: Kem đánh răng, bàn chải điện…

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Tài sản của tỷ phú Vượng và ảnh hưởng tích cực đến chứng khoán và cổ phiếu liên quan

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 23/5, thị trường giằng co quanh mốc tham chiếu. VN-Index đóng cửa ở mức 1.314,46 điểm, tăng 0,62 điểm so với hôm qua. Thanh khoản sàn HoSE đạt gần 16.898 tỷ đồng, còn HNX đạt hơn 1.165 tỷ đồng.Nhóm cổ phiếu liên quan tỷ phú Phạm Nhật Vượng như VIC, VRE, VHM đều tăng, ảnh hưởng tích cực đến chỉ số chung. Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup - cũng giảm 41 triệu USD, còn 10,3 tỷ USD.Cùng với đó là STB, GEX, ACB, NAB, HAG... Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VPL, TCB, VPB và MSN là những mã vẫn còn chịu áp lực bán và gây tác động tiêu cực.Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ròng hơn 191 tỷ đồng, tập trung ở các mã FPT, MSN, MWG, HCM và HPG. Ngược lại, khối ngoại ưa thích GEX, VHM, VIC, STB, MBB......

Tin tức 1
Cần kiểm soát trong giao dịch tài sản mã hóa nhưng không nên hạn chế

Trước sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ blockchain (chuỗi khối) và tài sản mã hóa, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất khung pháp lý đối với tài sản mã hóa. Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết cho phép triển khai thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa. Trao đổi bên lề sự kiện BlockStar Meetup Hanoi với chủ đề "Thúc đẩy tương lai Web3 của Việt Nam" tối 22/5, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, cho rằng khi thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hóa cần phải có sự kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý."Đã là sàn thí điểm thì cần được kiểm soát, nhưng không nên bó buộc, trói tay trói chân những người thực hiện. Hãy tạo điều kiện để họ chủ động triển khai, đồng thời giám sát...

Tin tức 1
Khởi nguồn từ sự bức xúc: Hành trình phát triển của đế chế máy ảnh toàn cầu từ việc sao chép sản phẩm

Câu chuyện của Canon là minh chứng cho thấy sao chép không phải là điều xấu, mà là bước đệm để sáng tạo và chinh phục thế giới.Bắt đầu từ một cơn giậnNăm 1933, tại một xưởng nhỏ ở Tokyo (Nhật Bản), người thợ tên là Goro Yoshida đang miệt mài tháo tung một chiếc máy ảnh Leica Model II. Ông vốn là thợ chuyên sửa máy ảnh cho những người đam mê bộ môn này.  Tại thời điểm này, Leica Model II và Contax Model 1 là 2 mẫu máy ảnh camera 35mm đẳng cấp nhất thế giới do Đức sản xuất. Một chiếc Leica II có giá lên tới hàng trăm USD, tương đương một nửa chiếc ô tô Ford Model A.Sau khi tháo tung chiếc Leica Model II đắt tiền vừa mới mua của mình, Goro Yoshida thất vọng tột độ. Những linh kiện bên trong chiếc máy ảnh vốn được xem là niềm mơ ước của nhiều người - thực chất chỉ được làm từ vật liệu rẻ tiền...