Vũ khí tiên tiến giúp Ấn Độ vượt qua hệ thống phòng không của Pakistan

Sau khi Ấn Độ mở chiến dịch Sindoor hôm 7/5, phía Islamabad cáo buộc rằng New Delhi đã tiếp tục nhắm mục tiêu vào các thành phố lớn của Pakistan như Lahore và Karachi trong ngày 8/5 bằng UAV cảm tử Harop do Israel sản xuất.

Nếu được xác nhận, đây sẽ là lần đầu tiên loại vũ khí nổi tiếng của Israel chính thức tham chiến tại khu vực Nam Á. Trước đó, Harop đã được Israel sử dụng ở Trung Đông và vùng Caucasus.

Pakistan tuyên bố bắn rơi UAV của Ấn Độ nhưng cũng xác nhận vũ khí này đã tấn công một mục tiêu quân sự gần Lahore, làm 4 binh sĩ bị thương và gây hư hại một phần trang thiết bị.

Dù phía Pakistan không nêu rõ thiết bị quân sự bị hư hỏng, nhiều nguồn tin tình báo cho rằng mục tiêu bị tấn công là hệ thống radar LY-80, một phần của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 do Trung Quốc sản xuất.

Trong thông cáo báo chí, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng xác nhận đã tấn công hệ thống radar và phòng không của Pakistan, đồng thời tuyên bố một hệ thống phòng không tại Lahore đã bị "vô hiệu hóa".

Harop là hệ thống vũ khí bay lảng vảng tích hợp giữa UAV và tên lửa hành trình, do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) phát triển. Loại UAV này chuyên săn các mục tiêu giá trị cao như trung tâm chỉ huy, kho hậu cần, xe tăng và hệ thống phòng không.

Harop được trang bị cảm biến quang học, hồng ngoại và camera CCD màu cùng khả năng dẫn đường chống radar, cho phép nhận diện mục tiêu một cách toàn diện. Nó có thể lảng vảng trong khu vực mục tiêu đến 9 giờ, lên kế hoạch tấn công từ nhiều góc độ khác nhau, kể cả theo góc thẳng đứng.

Một điểm đáng chú ý là Harop có khả năng chống nhiễu GNSS và được điều khiển từ xa theo nguyên tắc "con người trong vòng kiểm soát", tức có thể hủy nhiệm vụ bất cứ lúc nào. UAV này có thể phóng từ xe tải, tàu hải quân và quay trở về nếu không phát hiện mục tiêu.

Thiết kế nhỏ gọn, khả năng tàng hình tốt và cấu trúc chống radar khiến Harop trở thành sát thủ tấn công tuyến đầu, đặc biệt hiệu quả trong việc tiêu diệt các hệ thống phòng không đối phương.

Với tầm hoạt động lên tới 1.000km, Harop cho phép Ấn Độ thực hiện các cuộc tấn công tầm xa.

Harop được đưa vào sử dụng từ năm 2009, nhưng các chương trình nghiên cứu ban đầu đã bắt đầu từ những năm 1980 với mục tiêu phát triển vũ khí chống phòng không đối phương giá rẻ, lai giữa UAV và tên lửa hành trình. Kể từ thập niên 1990, các loại vũ khí bay lảng vảng như Harop đã được triển khai để vô hiệu hóa mạng lưới phòng không đối thủ.

Harop được công bố lần đầu trước công chúng tại Ấn Độ trong triển lãm Aero India 2009. Ngay năm đó, Ấn Độ ký hợp đồng mua 10 chiếc Harop, trở thành UAV tấn công đầu tiên của Không quân Ấn Độ.

Đến năm 2019, New Delhi tiếp tục đặt mua thêm 54 UAV Harop, bổ sung vào đội hình hơn 100 UAV Israel đang vận hành, với tên gọi nội địa là P-4.

Có thể nói, Ấn Độ có mối quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với Harop. Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên New Delhi sử dụng UAV này trong một cuộc tập kích nhằm vào Pakistan.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Chiến sĩ QĐND Việt Nam sử dụng loại súng nào trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ngày 9/5?

Nhận lời mời của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên bang Nga và được sự nhất trí của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã quyết định cử các quân nhân là những cán bộ, học viên, quân nhân chuyên nghiệp tiêu biểu về phẩm chất, năng lực, sức khỏe và thể hình thuộc Trường Sĩ quan Lục quân 1 và một số cơ quan, đơn vị, đại diện cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia Lễ duyệt binh.Các quân nhân Việt Nam tham gia duyệt binh có tuổi đời 19-30 và chiều cao từ 1,8m trở lên. Đoàn đã tới Moscow vào ngày 24/4. Những ngày qua, đoàn đã nhanh chóng tập luyện và tham gia hợp luyện, sơ duyệt và tổng duyệt trong dưới cái lạnh 2 độ C, có lúc dưới tuyết rơi, mưa nặng hạt…Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, Đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam sẵn sàng cho buổi lễ trọng đại này.Một điểm...

Tin tức 1
Chính sách quân đội chặt chẽ giữa Ấn Độ và Pakistan vì lý do gì?

Theo các nguồn tin, nguyên nhân là do quân đội các nước hy vọng có thể tìm kiếm những vấn đề mang lại lợi thế cho họ trong các cuộc xung đột trong tương lai.Một máy bay chiến đấu của Pakistan do Trung Quốc sản xuất đã bắn hạ ít nhất 2 máy bay quân sự của Ấn Độ vào ngày 7/5, hai quan chức Mỹ tiết lộ, đánh dấu cột mốc quan trọng tiềm năng cho máy bay chiến đấu tiên tiến của Bắc Kinh.Cuộc đụng độ trên không giữa hai quốc gia Nam Á lần này là cơ hội hiếm có để quân đội các nước nghiên cứu hiệu suất của phi công, máy bay chiến đấu và tên lửa không đối không trong chiến đấu thực tế và sử dụng kiến thức đó để chuẩn bị cho lực lượng không quân của mình khi tham chiến.Các chuyên gia cho biết việc sử dụng trực tiếp vũ khí tiên tiến trong trận chiến này sẽ được chuyên gian quân sự các nước phân tích...

Tin tức 1
Chúc mừng tân Giáo hoàng Leo XIV được chào đón bởi lãnh đạo thế giới

Vatican ngày 8/5 thông báo rằng Giáo hoàng Leo XIV, tên khai sinh là Robert Prevost, sẽ đảm nhiệm vị trí quyền lực tối cao của Giáo hội Công giáo.Các lãnh đạo thế giới sau đó đã gửi lời chúc tới tân Giáo hoàng.MỹTổng thống Donald Trump đã đăng bài trên mạng xã hội cá nhân để chúc mừng: "Thật là một vinh dự lớn khi biết rằng ngài là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên. Thật phấn khích, và đó là một vinh dự lớn cho đất nước chúng ta. Tôi mong chờ được gặp Giáo hoàng Leo XIV. Đó sẽ là khoảnh khắc vô cùng ý nghĩa!".Phó Tổng thống JD Vance, một tín hữu Công giáo, đã bày tỏ niềm vui trước thông báo vừa được công bố."Xin chúc mừng Đức Leo XIV, vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên, nhân dịp ngài được bầu chọn. Tôi tin rằng hàng triệu tín hữu Công giáo Mỹ và các Kitô hữu khác sẽ cầu nguyện để ngài hoàn thành t...