Ba Lan từ chối đề nghị bắn rơi tên lửa Nga của Ukraine vì lý do gì?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz (Ảnh: Getty).

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz ngày 10/7 cho biết, Ba Lan sẽ không thực hiện theo đề nghị của Ukraine về việc bắn hạ tên lửa Nga hướng tới miền Tây Ukraine.

Đầu năm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters rằng các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Ba Lan, có thể can thiệp trực tiếp hơn vào nỗ lực phòng thủ của Ukraine trước các đòn tấn công của Nga bằng cách bắn hạ tên lửa Moscow.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ba Lan hôm 10/7 nói rằng, nước này không thể tự quyết định được vấn đề này và đây là điều thuộc thẩm quyền của liên minh NATO.

Ông cũng nhắc tới quan điểm hiện tại của Mỹ là không muốn leo thang căng thẳng vượt ngoài tầm kiểm soát với Nga. Vì vậy, Ba Lan nhấn mạnh rằng, họ chỉ có thể độc lập ra quyết định bắn hạ tên lửa Nga nếu nó bay vào không phận Ba Lan.

Vài tháng trước, Warsaw từng cáo buộc tên lửa Nga bay vào không phận Ba Lan trong một khoảng thời gian ngắn khi Moscow tấn công các mục tiêu ở tây Ukraine.

Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ba Lan Pawel Wronski cho biết phương án bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine bằng hệ thống phòng không của Warsaw đang được mang ra xem xét, nhưng quốc gia NATO chưa có quyết định cụ thể nào.

Ngày 8/7, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ký hiệp ước an ninh. Ông Zelensky nói rằng, hiệp ước này có thể mở đường cho phép Ba Lan bắn hạ tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Nga trong không phận Ukraine.

Thủ tướng Tusk xác nhận sự tồn tại của điều khoản này, nhưng nhấn mạnh sẽ cùng các đồng minh NATO thảo luận về khả năng bắn hạ tên lửa Nga trên không phận Ukraine.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller sau đó khẳng định, các thành viên NATO đều có quyền nêu ra quan điểm để cùng bàn bạc với các đồng minh.

Ông Miller gợi ý rằng hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington có thể là cơ hội để ông Tusk đưa chủ đề này ra thảo luận với các đồng minh.

Tổng thống Zelensky đã yêu cầu NATO bắn hạ các tên lửa của Nga trong vài tháng qua. Ông đã so sánh vấn đề này với những gì Mỹ và Anh đã làm cho Israel vào giữa tháng 4, trong một cuộc tấn công trả đũa của Iran.

Vào thời điểm đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói: "NATO sẽ không trở thành một phần của cuộc xung đột. Không có kế hoạch gửi quân NATO tới Ukraine hoặc mở rộng lá chắn phòng không của NATO tới Ukraine".

Ông Zelensky khi đó cho rằng việc NATO bắn rơi tên lửa của Nga trên bầu trời Ukraine không thể được coi là gây chiến với Nga. 

"Vấn đề ở đây là gì? Tại sao chúng ta không thể bắn hạ những tên lửa đó? Có phải đó là phòng thủ? Đúng vậy. Đó có phải là một cuộc tấn công vào Nga? Không phải. Bạn đang bắn hạ máy bay Nga và hạ phi công Nga không? Không phải. Vậy có vấn đề gì không? Không có vấn đề nào cả", ông Zelensky nói.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thủ tướng Anh đến Ukraine để ký 'thỏa thuận lịch sử kéo dài 100 năm'

Giới chức Ukraine đón Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) tại ga tàu hỏa ở thủ đô Kiev ngày 16/1 (Ảnh: AFP).Văn phòng Thủ tướng Anh đã xác nhận thông tin này đồng thời cho biết, đây là một thỏa thuận hợp tác mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường các mối quan hệ an ninh giữa Anh và Ukraine. Thỏa thuận này quy định về hợp tác trong lĩnh vực an ninh ở Biển Baltic, Biển Đen và Biển Azov, cũng như trong các dự án công nghệ khác, bao gồm cả việc phát triển máy bay không người lái (UAV). Ngoài ra, thỏa thuận sẽ cho phép đưa vào sử dụng một hệ thống giúp theo dõi ngũ cốc "bị đánh cắp" của Ukraine."Thỏa thuận 100 năm" này cũng dự kiến giúp củng cố vị thế của Anh là đối tác hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản chủ chốt và sản xuất thép của Ukraine, cùng nhiều lĩnh vực khác.Hai bên cũng dự kiế...

Tin tức 1
'Tổng thống Hàn Quốc phát ngôn về sự nhầm lẫn trong điều khoản thiết quân luật'

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12/2024 (Ảnh: Reuters).Người đại diện pháp lý của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, hiện bị xét xử với cáo buộc tham gia kế hoạch nổi loạn, đã bác bỏ tuyên bố của phía Tổng thống Yoon rằng ông đã mắc sai lầm khi sao chép các lệnh ban hành thiết quân luật khẩn cấp vào ngày 3/12/2024.Luật sư của ông Kim, ông Lee Ha-sang, ngày 16/1 cho biết: "Không có sai sót nào khi soạn thảo sắc lệnh thiết quân luật". Ông khẳng định mục đích của sắc lệnh là để "cấm các hoạt động chính trị trong tình huống Quốc hội bị vô hiệu hóa và các công việc của đất nước bị tê liệt"."Bản thân Bộ trưởng Kim đã viết bản dự thảo đầu tiên và Tổng thống Yoon, đương nhiên, đã xem xét toàn bộ nội dung... Họ soạn thảo với mục đích cấm các hoạt đ...

Tin tức 1
NATO đang bí mật thảo luận về việc triển khai lực lượng hòa bình tới Ukraine

Binh sĩ Ukraine được huấn luyện ở Anh (Ảnh: PA).Báo Telegraph dẫn nguồn thạo tin ngày 16/1 cho hay, trong cuộc gặp vào tuần trước, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận có nên gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của 2 nước đến Ukraine hay không.Một kịch bản được đề xuất là lập một vùng đệm phi quân sự theo đường ranh giới mới giữa Nga và Ukraine. Khu vực này sẽ được quân đội phương Tây hậu thuẫn để đảm bảo phần còn lại của Ukraine không bị Nga tấn công.Tuy nhiên, Thủ tướng Starmer được cho là không hoàn toàn đồng tình với ý tưởng do Tổng thống Macron đề xuất.Phía Anh lo ngại về những mối đe dọa nếu lực lượng hòa bình của họ triển khai đến đây.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Grant Shapps cho rằng, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Anh đến Ukraine...