Nguy hiểm khi tiếp xúc với chất độc trong quá trình làm vườn, việc cấp cứu nhanh chóng quyết định tính mạng

Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn đã được ghi nhận ở khu vực phía Nam.

Điển hình là trường hợp của ông L.T.B. (58 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Khai thác bệnh sử, trong lúc dọn cây ngoài vườn, ông có cảm giác đau bàn tay trái, khi nhìn lại thì thấy vết thương nhỏ đang rỉ máu.

Ngay sau đó, người nhà đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức nhiều kèm theo sưng, bầm tím quanh vùng cắn. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn.

Ông B. bị rắn cắn trong lúc dọn vườn (Ảnh: BV).

Tương tự, ông P.V.C. (58 tuổi) khi dọn dẹp bãi đất ngoài vườn đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào gót chân bên phải. Sau tai nạn, ông C. cảm thấy choáng váng, gót chân sưng nhanh chóng, môi và lưỡi đều bị tê.

Tại bệnh viện, cả hai người bệnh được đội ngũ bác sĩ nhanh chóng xử lý vết thương rắn cắn, sau đó tiêm huyết thanh kháng nọc rắn và huyết thanh kháng độc tố uốn ván, kháng sinh dự phòng, kháng viêm, giảm đau, đồng thời theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn.

Nhờ sự phối hợp điều trị kịp thời của đội ngũ y bác sĩ, tình trạng sưng đau của người bệnh đã được kiểm soát, ngăn chặn sự lan rộng của nọc độc. Sau vài ngày điều trị, cả hai bệnh nhân ổn định và được xuất viện.

Vùng chân bệnh nhân bị rắn cắn (Ảnh: BV).

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Vân, Trưởng khoa Nội Tim mạch, cho biết rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có nọc độc mạnh. Người bệnh sau vài phút bị rắn cắn sẽ có biểu hiện sưng nề lan nhanh, có thể chảy máu không cầm ở nơi bị cắn.

Sau khoảng 6 giờ bị cắn, phần sưng nề có thể lan rộng đến gốc chi, dẫn đến toàn chi sưng to, tím tái, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ... Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh sẽ sớm bị rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay, điều trị rắn cắn bằng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp hữu hiệu nhất. Thời điểm sử dụng tốt nhất là trong 4 giờ đầu sau khi rắn cắn.

Do đó, người dân nếu không may bị rắn cắn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc, khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

"Mùa mưa hàng năm là giai đoạn sinh nở và phát triển của nhiều loài rắn độc. Tình trạng biến đổi khí hậu đã phá vỡ môi trường sống của rắn, khiến chúng dịch chuyển tìm nơi trú ẩn gần khu vực dân cư sinh sống. Điều này đã khiến số lượng người bị rắn cắn gia tăng đáng kể", bác sĩ lưu ý thêm.

Trước đó, vào cuối tháng 10, bé trai tên D. (quê Tây Ninh) chơi trong nhà thì thấy đầu rắn màu xanh trong hốc cổ xe máy. Tưởng là lá cây, bé lấy tay phải bóc ra chơi thì bị con rắn lục cắn vào ngón tay trỏ phải.

Nghe tiếng trẻ la lên vì đau, người nhà chạy đến và phát hiện bệnh nhi có vết thương chảy máu nhiều, nên lấy bông gòn cầm máu, đồng thời bắt con rắn tức tốc đưa bệnh nhi đi cấp cứu. Bé được bệnh viện địa phương sơ cứu cầm máu, truyền dịch rồi chuyển lên tuyến trên.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, các bác sĩ trực ghi nhận trẻ bị rối loạn đông máu nặng vì vết cắn của rắn lục đuôi đỏ. Bệnh nhi phải truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục đặc hiệu liên tục nhiều giờ để giữ mạng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Trẻ em chưa đủ tuổi tiêm vaccine sởi: nên tiêm trước 9 tháng?

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.Trẻ mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội (Ảnh: Minh Nhật).Trên thế giới, số mắc sởi cũng tăng cao, với 10,3 triệu ca mắc năm 2023, tăng 20% so với năm 2022, trong đó có hơn 107.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.WHO đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhằm tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, Bộ Y tế đã tiến...

Tin tức 1
Cà phê và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nội tiết Thế giới được công bố hồi tháng 9, việc thường xuyên tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ phát huy khi mọi người nạp một lượng caffeine vừa phải mỗi ngày. Trong trường hợp nếu nạp quá nhiều, caffeine có thể gây ra tác dụng ngược, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 360.000 người trong độ tuổi 37-73 từ UK Biobank, so sánh những người không tiêu thụ bất kỳ loại caffeine nào hoặc nạp ít hơn 100 mg caffeine/ngày với những người nạp 200-300 mg caffeine/ngày.Kết quả cho thấy nhóm thứ hai có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ít hơn tới 41-48%.Tiêu thụ cà phê với lượng vừa phải có khả năng hạn chế bệnh tim...

Tin tức 1
Nữ Việt kiều ở Hồng Kông phải mổ ngực sau khi tiêm mỡ nhân tạo và gặp phải biến chứng nặng nề

Đó là trường hợp của chị N.T.V (35 tuổi, sống tại Singapore). Khai thác bệnh sử, chị cho biết cách đây 10 năm được bạn bè giới thiệu đến một phòng khám thẩm mỹ nhỏ ở Hồng Kông, có một bác sĩ và một tư vấn viên."Sống dở chết dở" sau khi tiêm chất lạ ở Hồng KôngChị V. được người tự xưng là "bác sĩ" tiêm chất lạ màu trắng trong, với quảng cáo là "mỡ nhân tạo an toàn, xài trọn đời" để nâng ngực. Dù không biết nguồn gốc xuất xứ và chỉ thấy "mỡ" đựng trong can nhựa lớn, người phụ nữ đánh liều thực hiện, với hy vọng sở hữu vòng 1 đẹp không phẫu thuật.Thời gian đầu, bệnh nhân khá hài lòng vì vòng 1 đã căng tròn. Nhưng 5 năm trở lại đây, ác mộng bắt đầu với chị V., khi ngực xuất hiện tình trạng căng cứng, 2 bên không đều.Chị V. được kiểm tra tình trạng ngực tại bệnh viện (Ảnh: BV).Ban đầu, chị V. n...