Một tiêm kích F-16 (Ảnh: Không quân Mỹ).
Trả lời phỏng vấn Guardian, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine Oleksandr Syrsky nói rằng tiêm kích F-16 do phương Tây viện trợ sẽ tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, nhưng vũ khí này sẽ có những hạn chế khi tác chiến.
Theo ông Syrsky, F-16 sẽ tăng cường khả năng phòng không của Ukraine. Chúng sẽ cho phép Kiev chống lại tên lửa hành trình của Nga hiệu quả hơn và tấn công các mục tiêu mặt đất một cách chính xác.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh F-16 vẫn đối mặt với hạn chế vì chúng sẽ luôn phải ở cách "40km hoặc hơn" so với tiền tuyến để giảm nguy cơ bị Nga bắn rơi hoặc phá hủy.
Ông thừa nhận rằng Nga đang đạt được ưu thế trên không với không quân mạnh mẽ và hệ thống phòng không đáng gờm. Nga trong thời gian qua liên tục tấn công vào các sân bay gần tiền tuyến của Ukraine, phá hủy các tiêm kích của đối thủ. Điều này đặt F-16 vào rủi ro khi tiêm kích được bàn giao cho Ukraine.
Đó cũng là lý do mà ông Syrsky cho rằng Ukraine sẽ phải phụ thuộc hơn nữa vào UAV để đối phó Nga. Ông tuyên bố Ukraine sử dụng UAV "rất hiệu quả" và đang thử nghiệm "hệ thống robot mặt đất" có thể làm nhiệm vụ hậu cần hoặc giải cứu thương binh. Tướng Ukraine cho biết, họ sẽ không chiến đấu bằng số lượng mà bằng chất lượng, nhấn mạnh họ đang xem UAV đóng vai trò như pháo binh.
Trước đó, các nước NATO đã cam kết cung cấp cho quân đội Ukraine ít nhất 60 tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất vào cuối năm nay. Vào đầu tháng 7, chính phủ Hà Lan thông báo quá trình chuyển giao các máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên trong lô 24 chiếc sắp diễn ra.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với AFP hồi tháng 5 rằng Ukraine cần tới 130 chiếc F-16 để đảm bảo sự cân bằng trên không với Nga, nhưng các nước phương Tây cho đến nay vẫn không cam kết cung cấp đủ cho Moscow số lượng này và không phải tất cả đều sẽ đến cùng một lúc.
Ngày 10/7, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Ukraine vào mùa hè.
Tuy nhiên, Moscow cho biết F-16 sẽ không thay đổi kết quả xung đột, tương tự các loại vũ khí khác được phương Tây cung cấp cho Kiev trước đó.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo Mỹ và các đồng minh NATO rằng Moscow coi sự hiện diện của F-16 ở Ukraine là một mối đe dọa hạt nhân vì tiêm kích này có khả năng mang theo vũ khí nguyên tử.
Giới chức Ukraine đón Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) tại ga tàu hỏa ở thủ đô Kiev ngày 16/1 (Ảnh: AFP).Văn phòng Thủ tướng Anh đã xác nhận thông tin này đồng thời cho biết, đây là một thỏa thuận hợp tác mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường các mối quan hệ an ninh giữa Anh và Ukraine. Thỏa thuận này quy định về hợp tác trong lĩnh vực an ninh ở Biển Baltic, Biển Đen và Biển Azov, cũng như trong các dự án công nghệ khác, bao gồm cả việc phát triển máy bay không người lái (UAV). Ngoài ra, thỏa thuận sẽ cho phép đưa vào sử dụng một hệ thống giúp theo dõi ngũ cốc "bị đánh cắp" của Ukraine."Thỏa thuận 100 năm" này cũng dự kiến giúp củng cố vị thế của Anh là đối tác hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản chủ chốt và sản xuất thép của Ukraine, cùng nhiều lĩnh vực khác.Hai bên cũng dự kiế...
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12/2024 (Ảnh: Reuters).Người đại diện pháp lý của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, hiện bị xét xử với cáo buộc tham gia kế hoạch nổi loạn, đã bác bỏ tuyên bố của phía Tổng thống Yoon rằng ông đã mắc sai lầm khi sao chép các lệnh ban hành thiết quân luật khẩn cấp vào ngày 3/12/2024.Luật sư của ông Kim, ông Lee Ha-sang, ngày 16/1 cho biết: "Không có sai sót nào khi soạn thảo sắc lệnh thiết quân luật". Ông khẳng định mục đích của sắc lệnh là để "cấm các hoạt động chính trị trong tình huống Quốc hội bị vô hiệu hóa và các công việc của đất nước bị tê liệt"."Bản thân Bộ trưởng Kim đã viết bản dự thảo đầu tiên và Tổng thống Yoon, đương nhiên, đã xem xét toàn bộ nội dung... Họ soạn thảo với mục đích cấm các hoạt đ...
Binh sĩ Ukraine được huấn luyện ở Anh (Ảnh: PA).Báo Telegraph dẫn nguồn thạo tin ngày 16/1 cho hay, trong cuộc gặp vào tuần trước, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận có nên gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của 2 nước đến Ukraine hay không.Một kịch bản được đề xuất là lập một vùng đệm phi quân sự theo đường ranh giới mới giữa Nga và Ukraine. Khu vực này sẽ được quân đội phương Tây hậu thuẫn để đảm bảo phần còn lại của Ukraine không bị Nga tấn công.Tuy nhiên, Thủ tướng Starmer được cho là không hoàn toàn đồng tình với ý tưởng do Tổng thống Macron đề xuất.Phía Anh lo ngại về những mối đe dọa nếu lực lượng hòa bình của họ triển khai đến đây.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Grant Shapps cho rằng, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Anh đến Ukraine...