Ba Lan muốn Hungary rời khỏi EU và NATO

Thủ tướng Hungary Viktor Orban (Ảnh: AFP).

Phát biểu tại Đại học Tuscanos Summer hôm 27/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban chỉ trích Ba Lan "đạo đức giả" và chỉ trích những chính sách sai lầm của EU và phương Tây.

Ông Orban cũng cáo buộc Ba Lan đang thay đổi cán cân quyền lực ở châu Âu bằng cách làm suy yếu trục Berlin - Paris để hướng tới một cấu trúc mới: London, Warsaw, Kiev và các nước vùng Baltic, và Scandinavia.

Phản ứng về những phát ngôn này của nhà lãnh đạo Hungary, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Wladyslaw Teofil Bartoszewski nói: "Chúng tôi không làm ăn với Nga, không giống như Thủ tướng Orban, người đứng bên lề EU và NATO".

Ông Bartoszewsk gọi phát biểu của ông Orban là "công kích Ba Lan, Mỹ, EU và NATO".

"Tôi không hiểu tại sao Hungary lại muốn tiếp tục là thành viên của các tổ chức mà họ rất ghét và bị cho là ngược đãi họ. Tại sao ông ấy (Orban) không thành lập liên minh với Nga hay một số nước tương tự", nhà ngoại giao Ba Lan nhấn mạnh.

Ông bình luận thêm: "Nguyên tắc là nếu bạn không muốn trở thành thành viên của một tổ chức nào, bạn luôn có thể rút lui. Chắc chắn đây là chính sách chống EU, chống Ukraine, chống Ba Lan vào thời điểm hiện tại".

Ông nhắc đến việc Hungary hiện chặn kế hoạch của EU chuyển 2 tỷ zlotys (509 triệu USD) cho Ba Lan để chi trả thiết bị quân sự mà Ba Lan đã cung cấp cho Ukraine.

Ông Orban là một trong những nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) được cho là thân Nga. Ông thường xuyên phản đối nhiều sáng kiến của EU nhằm hỗ trợ Ukraine đối phó chiến dịch quân sự của Moscow.

Đầu năm 2024, các nhà lãnh đạo EU phải mất nhiều tuần để phá vỡ quyền phủ quyết của Thủ tướng Hungary về việc gia hạn khoản viện trợ mới 50 tỷ euro cho Ukraine.

Trong khi đó, Hungary duy trì các kênh liên lạc mở với Nga. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto thăm Nga ít nhất 5 lần kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra, gần đây là chuyến đi đến St. Petersburg tham dự diễn đàn kinh tế.

Không giống hầu hết các quốc gia châu Âu, Hungary liên tục hoài nghi về sự cần thiết viện trợ quân sự cho Ukraine, thay vào đó, kêu gọi các bên ngừng bắn.

Đầu tháng này, ngay sau khi Hungary đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, Thủ tướng Orban đã đến cả Ukraine, Nga, Mỹ và Trung Quốc để thực hiện điều mà ông gọi là "sứ mệnh hòa bình". Bất chấp chỉ trích của các đồng minh phương Tây, ông Orban tuyên bố sẽ tiếp tục theo đuổi sứ mệnh đó.

Trong một phát ngôn gây tranh cãi, ông Orban cuối tuần qua nói rằng, nhiều quốc gia trên thế giới đang dần đứng về phía Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine bất chấp sức ép từ phương Tây.

Những động thái gần đây của nhà lãnh đạo Hungary khiến lãnh đạo các nước EU bất bình, Politico dẫn nguồn thạo tin nói rằng, giới chức EU đang cân nhắc cắt ngắn nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên của Hungary.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thủ tướng Anh đến Ukraine để ký 'thỏa thuận lịch sử kéo dài 100 năm'

Giới chức Ukraine đón Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) tại ga tàu hỏa ở thủ đô Kiev ngày 16/1 (Ảnh: AFP).Văn phòng Thủ tướng Anh đã xác nhận thông tin này đồng thời cho biết, đây là một thỏa thuận hợp tác mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường các mối quan hệ an ninh giữa Anh và Ukraine. Thỏa thuận này quy định về hợp tác trong lĩnh vực an ninh ở Biển Baltic, Biển Đen và Biển Azov, cũng như trong các dự án công nghệ khác, bao gồm cả việc phát triển máy bay không người lái (UAV). Ngoài ra, thỏa thuận sẽ cho phép đưa vào sử dụng một hệ thống giúp theo dõi ngũ cốc "bị đánh cắp" của Ukraine."Thỏa thuận 100 năm" này cũng dự kiến giúp củng cố vị thế của Anh là đối tác hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản chủ chốt và sản xuất thép của Ukraine, cùng nhiều lĩnh vực khác.Hai bên cũng dự kiế...

Tin tức 1
'Tổng thống Hàn Quốc phát ngôn về sự nhầm lẫn trong điều khoản thiết quân luật'

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12/2024 (Ảnh: Reuters).Người đại diện pháp lý của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, hiện bị xét xử với cáo buộc tham gia kế hoạch nổi loạn, đã bác bỏ tuyên bố của phía Tổng thống Yoon rằng ông đã mắc sai lầm khi sao chép các lệnh ban hành thiết quân luật khẩn cấp vào ngày 3/12/2024.Luật sư của ông Kim, ông Lee Ha-sang, ngày 16/1 cho biết: "Không có sai sót nào khi soạn thảo sắc lệnh thiết quân luật". Ông khẳng định mục đích của sắc lệnh là để "cấm các hoạt động chính trị trong tình huống Quốc hội bị vô hiệu hóa và các công việc của đất nước bị tê liệt"."Bản thân Bộ trưởng Kim đã viết bản dự thảo đầu tiên và Tổng thống Yoon, đương nhiên, đã xem xét toàn bộ nội dung... Họ soạn thảo với mục đích cấm các hoạt đ...

Tin tức 1
NATO đang bí mật thảo luận về việc triển khai lực lượng hòa bình tới Ukraine

Binh sĩ Ukraine được huấn luyện ở Anh (Ảnh: PA).Báo Telegraph dẫn nguồn thạo tin ngày 16/1 cho hay, trong cuộc gặp vào tuần trước, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận có nên gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của 2 nước đến Ukraine hay không.Một kịch bản được đề xuất là lập một vùng đệm phi quân sự theo đường ranh giới mới giữa Nga và Ukraine. Khu vực này sẽ được quân đội phương Tây hậu thuẫn để đảm bảo phần còn lại của Ukraine không bị Nga tấn công.Tuy nhiên, Thủ tướng Starmer được cho là không hoàn toàn đồng tình với ý tưởng do Tổng thống Macron đề xuất.Phía Anh lo ngại về những mối đe dọa nếu lực lượng hòa bình của họ triển khai đến đây.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Grant Shapps cho rằng, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Anh đến Ukraine...