Tên lửa Iskander (Ảnh: Reuters).
Theo hãng tin Channel 14 của Israel, Nga được cho là đã chuyển giao hệ thống tên lửa Iskander và hệ thống tác chiến điện tử Murmansk-BN cho Iran. Việc chuyển giao dường như được thực hiện bằng máy bay vận tải quân sự IL-76, phi cơ đã thực hiện nhiều chuyến bay từ Nga đến Iran.
Cả Nga và Iran chưa bình luận về thông tin trên. Nguồn tin không cho biết các vũ khí đã được chuyển qua Iran khi nào và số lượng là bao nhiêu.
Tin tức này xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel đang leo thang dồn dập trong thời gian qua.
Iran và các đồng minh đã tuyên bố sẽ trả đũa Israel sau vụ ám sát thủ lĩnh chính trị của Hamas là Ismail Haniyeh và lãnh đạo Hezbollah Fouad Shukr ở Beirut.
Ông Haniyeh, một trong những nhân vật hàng đầu của nhóm vũ trang Hamas tại Dải Gaza và là người đứng đầu văn phòng chính trị của nhóm, đã bị sát hại vào ngày 31/7 khi đang ở thủ đô Tehran của Iran.
Trong khi Israel không xác nhận cũng như phủ nhận liên quan đến vụ ám sát thủ lĩnh Hamas ở Iran, họ thừa nhận đã không kích hạ thủ lĩnh Hezbollah Fouad Shukr ở Beirut (Li Băng). Israel cũng cảnh báo sẽ đáp trả nếu bị tấn công.
Nếu thông tin trên là thật, đây có thể là diễn biến thu hút sự chú ý đặc biệt vì uy lực của các vũ khí - trang bị này rất đáng gờm.
Hệ thống tác chiến điện tử Murmansk-BN được xem là "sát thủ vô hình" vì nó có thể ngăn chặn định vị vệ tinh và liên lạc trên khoảng cách lên tới 5.000km. Nhờ vậy, hệ thống này có thể vô hiệu vũ khí đối thủ mà không cần dùng tới thuốc súng.
Hệ thống Iskander thông thường có tầm bắn lên đến 500km, nhưng nó có một biến thể mang tên Iskander-K, với tên lửa hành trình R-500 có khả năng đạt tới 1.500km. Tên lửa này có thể vươn tới được các mục tiêu của Israel.
Ngày 5/8, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Sergei Shoigu đã đến Iran giữa lúc căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
New York Times ngày 5/8 dẫn lời các quan chức Iran cho biết, Nga đã bắt đầu chuyển giao thiết bị phòng không và radar tiên tiến sau khi Tehran yêu cầu Điện Kremlin cung cấp vũ khí. Nga và Iran chưa lên tiếng trước thông tin này.
Vào tháng 7, Tổng thống đắc cử của Iran đã đưa ra thông điệp nhấn mạnh, Nga là "một đồng minh chiến lược và là nước láng giềng có giá trị của Iran, đồng thời chính quyền Iran sẽ vẫn cam kết mở rộng và tăng cường hợp tác giữa hai nước".
Tình báo phương Tây dự đoán Iran sẽ tiến hành cuộc tấn công trong đầu tuần này, với quy mô tương tự cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel hồi tháng 4 gồm hàng trăm tên lửa và máy bay không người lái.
Tại cuộc họp nội các an ninh vào tối 4/8, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định nước này đang trong cuộc chiến "đa mặt trận" và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cũng tuyên bố: "Nếu họ dám tấn công chúng ta, họ sẽ phải trả giá đắt".
Giữa lúc căng thẳng leo thang, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với an ninh của Israel và "quyền tự vệ trước các mối đe dọa từ Iran, Hezbollah, Houthi cũng như các nhóm vũ trang khác do Iran hậu thuẫn".
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Getty).Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15/1 cho biết các thành viên trong liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường đầu tư quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn.Tuy nhiên, ông Rutte cho rằng những nỗ lực này "không đủ để đối phó với những nguy hiểm sắp xảy ra trong 4-5 năm tới".Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của Ủy ban Quân sự trong Hội đồng Tham mưu trưởng Quốc phòng ở Brussels, ông Rutte cảnh báo "an ninh tương lai của khối đang bị đe dọa".Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang cố gắng "làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta và tước đoạt tự do của chúng ta"."Để ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó. Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến", ông Rutte khẳng định, đ...
Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có thể mất nhiều tháng, thậm chí lâu hơn, để giải quyết cuộc xung đột này.Theo lời hai cộng sự, tuyên bố của ông Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức chỉ là phát ngôn "khoa trương" trong chiến dịch tranh cử, không đánh giá đúng mức về sự phức tạp của cuộc xung đột cũng như thời gian cần thiết để thành lập một chính quyền mới.Đánh giá trên trùng khớp với những phát biểu của Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về xung đột Nga - Ukraine trong chính quyền mới.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News vào tuần trước, tướng Kellog...
Ảnh chụp bức thư do Tổng thống Yoon Suk-yeol viết được đăng trên Facebook của ông vào ngày 15/1, vài giờ sau khi ông bị bắt (Ảnh: Yonhap).Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đăng một bài viết trên mạng xã hội Facebook hôm 15/1, chỉ vài giờ sau khi ông bị các nhà điều tra bắt giữ để thẩm vấn về các cáo buộc liên quan đến lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024."Thiết quân luật không phải là hành vi phạm tội. Thiết quân luật là hành động thuộc thẩm quyền tổng thống để vượt qua cuộc khủng hoảng quốc gia", ông Yoon viết, đồng thời đăng một bức ảnh chụp bức thư viết tay của mình.Tổng thống Yoon đã bị đình chỉ nhiệm vụ sau khi Quốc hội Hàn Quốc luận tội ông vào ngày 14/12/2024.Trong bức thư viết tay, ông Yoon nhấn mạnh, việc luận tội ông dựa trên lập trường cho rằng lệnh thiết quân luật do ông...