Nga từ chối tiết lộ thông tin về cuộc đàm phán với Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova (Ảnh: TASS).

Trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 18/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Nga và Ukraine chưa tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán "trực tiếp hoặc gián tiếp" nào. Bà nhấn mạnh, 2 bên không thảo luận bất cứ cơ chế an ninh nào liên quan đến các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Theo bà Zakharova, Moscow và Kiev đã không tham gia bất kỳ cuộc đàm phán nào kể từ mùa xuân năm 2022, ngoại trừ việc trao đổi tù nhân do bên thứ ba hòa giải tạo điều kiện. Các cuộc đàm phán hòa bình được tổ chức trong những tháng đầu tiên của cuộc xung đột đã sụp đổ sau khi Kiev bất ngờ rút lui, nghi do sự can thiệp của phương Tây.

Bình luận trên được đưa ra nhằm bác bỏ thông tin trước đó của báo Washington Post rằng cuộc tấn công của Ukraine vào vùng Kursk của Nga đã làm chệch hướng các đối thoại bí mật do Qatar làm trung gian giữa Moscow và Kiev.

Một nhà ngoại giao giấu tên nói với báo Mỹ rằng cả 2 bên đều có ý định cử phái đoàn đến Doha để đàm phán một thỏa thuận mang tính bước ngoặt nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của nhau.

Tuy nhiên, khi quân đội Ukraine tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Nga vào tuần trước, kế hoạch này dường như đã bị hoãn lại.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, các mối đe dọa đối với các cơ sở năng lượng như nhà máy điện hạt nhân ở Zaporizhia (miền Nam Ukraine) và nhà máy điện hạt nhân Kursk (Nga) đến từ Kiev chứ không phải Moscow.

Bà cũng cho biết Ukraine có "tất cả các cơ hội" để giải quyết xung đột thông qua đối thoại. Moscow nhiều lần tuyên bố sẵn sàng tham gia đàm phán bất cứ lúc nào miễn là tính đến tình hình thực tế.

Cuối năm 2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh cấm đàm phán với chính quyền hiện tại của Nga. Động thái này được đưa ra sau khi Nga tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh của Ukraine.

Đến tháng 6 năm nay, Moscow tiếp tục đưa ra ý tưởng hòa đàm. Thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẵn sàng hòa đàm ngay lập tức nếu Ukraine rút quân khỏi 4 tỉnh nói trên và cam kết trung lập.

Tuy nhiên, Kiev đáp lại đề nghị này của Moscow bằng cách mở một cuộc đột kích vào vùng biên giới Kursk của Nga. Sau gần 2 tuần đột kích, Ukraine thông báo đã kiểm soát hơn 1.150km2 lãnh thổ Nga và bắt giữ hơn 100 tù binh.

Tổng thống Putin chỉ trích cuộc đột kích của Ukraine là "khiêu khích nghiêm trọng" và sẽ bị đáp trả thích đáng. Chủ nhân Điện Kremlin cũng nêu rõ, Nga sẽ không đàm phán khi Ukraine tấn công vào dân thường và các hạ tầng dân sự.

Trong khi đó, Kiev khẳng định mục tiêu của cuộc đột kích không phải là chiếm giữ lãnh thổ Nga mà nhằm tạo vùng đệm an ninh, bảo vệ người dân ở các vùng biên giới Ukraine.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Đã đến lúc NATO chuyển đổi sang tư duy thời chiến

Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Getty).Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15/1 cho biết các thành viên trong liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường đầu tư quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn.Tuy nhiên, ông Rutte cho rằng những nỗ lực này "không đủ để đối phó với những nguy hiểm sắp xảy ra trong 4-5 năm tới".Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của Ủy ban Quân sự trong Hội đồng Tham mưu trưởng Quốc phòng ở Brussels, ông Rutte cảnh báo "an ninh tương lai của khối đang bị đe dọa".Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang cố gắng "làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta và tước đoạt tự do của chúng ta"."Để ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó. Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến", ông Rutte khẳng định, đ...

Tin tức 1
Xung đột Ukraine có thể được giải quyết ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có thể mất nhiều tháng, thậm chí lâu hơn, để giải quyết cuộc xung đột này.Theo lời hai cộng sự, tuyên bố của ông Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức chỉ là phát ngôn "khoa trương" trong chiến dịch tranh cử, không đánh giá đúng mức về sự phức tạp của cuộc xung đột cũng như thời gian cần thiết để thành lập một chính quyền mới.Đánh giá trên trùng khớp với những phát biểu của Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về xung đột Nga - Ukraine trong chính quyền mới.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News vào tuần trước, tướng Kellog...

Tin tức 1
Hành động Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt: Hé lộ bức thư viết tay

Ảnh chụp bức thư do Tổng thống Yoon Suk-yeol viết được đăng trên Facebook của ông vào ngày 15/1, vài giờ sau khi ông bị bắt (Ảnh: Yonhap).Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đăng một bài viết trên mạng xã hội Facebook hôm 15/1, chỉ vài giờ sau khi ông bị các nhà điều tra bắt giữ để thẩm vấn về các cáo buộc liên quan đến lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024."Thiết quân luật không phải là hành vi phạm tội. Thiết quân luật là hành động thuộc thẩm quyền tổng thống để vượt qua cuộc khủng hoảng quốc gia", ông Yoon viết, đồng thời đăng một bức ảnh chụp bức thư viết tay của mình.Tổng thống Yoon đã bị đình chỉ nhiệm vụ sau khi Quốc hội Hàn Quốc luận tội ông vào ngày 14/12/2024.Trong bức thư viết tay, ông Yoon nhấn mạnh, việc luận tội ông dựa trên lập trường cho rằng lệnh thiết quân luật do ông...