Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Getty).
"Vấn đề thứ ba là con đường dẫn đến hòa bình. Chúng tôi cũng đã nói về điều này với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Tất nhiên ông ấy đã nói về hòa bình, và chúng tôi sẽ rất vui khi thảo luận về các ý tưởng của ông ấy, chúng tôi sẽ rất vui khi nói về điều đó", Tổng thống Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Ấn Độ hôm 25/8.
Tổng thống Zelensky nhấn mạnh Ukraine không sẵn sàng từ bỏ lãnh thổ, người dân hoặc các giá trị để đổi lấy hòa bình.
"Tuy nhiên, chúng tôi chưa sẵn sàng đưa lãnh thổ của mình vào danh sách các lựa chọn cho đề xuất hòa bình. Chúng tôi không trao đổi người dân hoặc lãnh thổ để lấy đề xuất hòa bình, chúng tôi cũng không trao đổi các giá trị, tự do hoặc nền dân chủ của mình. Đây không phải là điều chúng tôi sẵn sàng hy sinh. Chúng tôi có thể thảo luận về các khía cạnh khác và xem xét một số lựa chọn", ông Zelensky nói thêm.
Ông Zelensky nói thêm rằng tất cả những gì có thể nghe được ngày hôm nay từ đại diện của nhiều quốc gia liên quan đến việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine chỉ là "tuyên bố chính trị, không có thông tin cụ thể". Ông nói "không ai có bất kỳ kế hoạch nào" cho việc chấm dứt xung đột.
"Khi nói về "ngoại giao" - tôi hoàn toàn ủng hộ, nhưng tôi muốn thấy những bước đi cụ thể, và nó không được gây tổn hại đến 30% lãnh thổ của chúng tôi hoặc đến dân số của chúng tôi. Nếu có một kế hoạch như vậy, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ", Tổng thống Zelensky nhấn mạnh.
Vào cuối tháng 7, Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine sẽ hoàn thiện "kế hoạch hành động vì hòa bình" vào cuối tháng 11.
Ukraine đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu đầu tiên tại Thụy Sĩ vào tháng 6. Hội nghị kết thúc bằng việc ký kết một thông cáo chung của 91 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế.
Thông cáo bao gồm 3 điểm chính: an ninh hạt nhân, an ninh lương thực toàn cầu và việc trả tự do cho trẻ em bị trục xuất, tù nhân chiến tranh và dân thường bị giam giữ bất hợp pháp.
Nỗ lực đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine bị cho là gặp khó khăn sau khi Kiev đưa quân đột kích vùng biên giới Nga hôm 6/8.
Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích cuộc đột kích của Ukraine là hành động "khiêu khích nghiêm trọng" và sẽ bị đáp trả thích đáng. Chủ nhân Điện Kremlin cũng nêu rõ, Nga sẽ không đàm phán khi Ukraine tấn công vào dân thường và các hạ tầng dân sự.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cũng nói rằng Moscow sẽ không đàm phán với Ukraine sau cuộc tấn công vào Kursk, cho đến khi Kiev bị đánh bại hoàn toàn.
Tổng thống Putin trước đó đã đưa ra một đề xuất hòa bình mới nhằm giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine. Đề xuất này dự kiến công nhận bán đảo Crimea, Cộng hòa nhân dân Donetsk và Lugansk (tự xưng) cũng như các khu vực Kherson và Zaporizhia là các khu vực của Nga, duy trì tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraine, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước này cũng như dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Cuối năm 2022, Tổng thống Zelensky đã đưa ra công thức hòa bình gồm 10 điểm để đi đến chấm dứt xung đột với Nga. Trong số các điểm của công thức hòa bình này có yêu cầu Nga rút hết quân khỏi lãnh thổ Ukraine, khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine và bồi thường cho chiến tranh cho Kiev.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Getty).Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15/1 cho biết các thành viên trong liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường đầu tư quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn.Tuy nhiên, ông Rutte cho rằng những nỗ lực này "không đủ để đối phó với những nguy hiểm sắp xảy ra trong 4-5 năm tới".Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của Ủy ban Quân sự trong Hội đồng Tham mưu trưởng Quốc phòng ở Brussels, ông Rutte cảnh báo "an ninh tương lai của khối đang bị đe dọa".Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang cố gắng "làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta và tước đoạt tự do của chúng ta"."Để ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó. Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến", ông Rutte khẳng định, đ...
Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có thể mất nhiều tháng, thậm chí lâu hơn, để giải quyết cuộc xung đột này.Theo lời hai cộng sự, tuyên bố của ông Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức chỉ là phát ngôn "khoa trương" trong chiến dịch tranh cử, không đánh giá đúng mức về sự phức tạp của cuộc xung đột cũng như thời gian cần thiết để thành lập một chính quyền mới.Đánh giá trên trùng khớp với những phát biểu của Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về xung đột Nga - Ukraine trong chính quyền mới.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News vào tuần trước, tướng Kellog...
Ảnh chụp bức thư do Tổng thống Yoon Suk-yeol viết được đăng trên Facebook của ông vào ngày 15/1, vài giờ sau khi ông bị bắt (Ảnh: Yonhap).Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đăng một bài viết trên mạng xã hội Facebook hôm 15/1, chỉ vài giờ sau khi ông bị các nhà điều tra bắt giữ để thẩm vấn về các cáo buộc liên quan đến lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024."Thiết quân luật không phải là hành vi phạm tội. Thiết quân luật là hành động thuộc thẩm quyền tổng thống để vượt qua cuộc khủng hoảng quốc gia", ông Yoon viết, đồng thời đăng một bức ảnh chụp bức thư viết tay của mình.Tổng thống Yoon đã bị đình chỉ nhiệm vụ sau khi Quốc hội Hàn Quốc luận tội ông vào ngày 14/12/2024.Trong bức thư viết tay, ông Yoon nhấn mạnh, việc luận tội ông dựa trên lập trường cho rằng lệnh thiết quân luật do ông...