Nga được cho là nhập khẩu vũ khí từ Triều Tiên

Tên lửa Triều Tiên trong lễ duyệt binh hồi tháng 7/2023 (Ảnh: Reuters).

Tại một diễn đàn an ninh ở Washington hôm 4/9, Robert Koepcke, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Hàn Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ, cho biết, từ cuối tháng 12 năm ngoái, Nga được cho là đã phóng hơn 65 tên lửa Triều Tiên vào Ukraine.

"Từ tháng 9 năm ngoái, Nga đã nhận hơn 16.500 container vận chuyển đạn dược và vật liệu liên quan đến đạn dược từ Triều Tiên. Những vụ chuyển giao vũ khí này vi phạm rõ ràng nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", ông Koepcke nói.

Tuyên bố của quan chức Mỹ được đưa ra khi Washington đang hợp tác với các đồng minh để phá vỡ và ngăn chặn các giao dịch vũ khí giữa Triều Tiên và Nga trong bối cảnh ngày càng nhiều lo ngại về tác động an ninh của các giao dịch này đối với bán đảo Triều Tiên và châu Âu.

Ông Koepcke cũng cho biết Washington "càng lo ngại" về những gì Triều Tiên nhận được để đổi lấy việc hỗ trợ vũ khí cho Nga.

"Để đổi lấy tên lửa được chuyển đến Ukraine, chúng tôi tin rằng Bình Nhưỡng đang tìm kiếm sự hỗ trợ quân sự từ Nga, bao gồm máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối không, xe bọc thép, thiết bị sản xuất tên lửa đạn đạo và các vật liệu khác", ông nói.

Quan chức Mỹ nhấn mạnh hậu quả từ việc Nga sử dụng vũ khí của Triều Tiên trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

"Nga đang sử dụng đạn và tên lửa của Triều Tiên để gây hại cho dân thường Ukraine, phá hủy các thành phố và cơ sở hạ tầng của Ukraine, và kéo dài cuộc chiến của Nga", ông Koepcke nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Koepcke cũng nhắc lại rằng cánh cửa đối thoại với Triều Tiên vẫn mở.

"Mỹ vẫn cam kết ngoại giao. Chúng tôi sẵn sàng tham gia đối thoại mà không có điều kiện tiên quyết", ông nói.

"Thúc đẩy hòa bình và an ninh khu vực và toàn cầu có nghĩa là chúng tôi sẵn sàng thảo luận về các vấn đề an ninh, cũng như các vấn đề nhân quyền và nhân đạo, bao gồm vấn đề đoàn tụ gia đình hoặc hòa nhập và khả năng tiếp cận cho người khuyết tật", ông nói thêm.

Tuy nhiên, ông Koepcke cho biết nếu Triều Tiên vẫn từ chối tham gia đối thoại và tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích, Mỹ sẽ buộc phải thực hiện các bước để bảo vệ mình và các đồng minh.

Nga và Triều Tiên hiện chưa lên tiếng về thông tin trên.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố những cáo buộc nhằm vào Moscow và Bình Nhưỡng về hợp tác quân sự là "vô căn cứ và không có cơ sở". Nga cho biết Moscow đang xây dựng quan hệ với Triều Tiên trên cơ sở lợi ích chung.

Triều Tiên đang chịu lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, bao gồm lệnh cấm vận vũ khí vì phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nga và Triều Tiên tuyên bố mặc dù hai nước có mối quan hệ tốt nhưng sự hợp tác của họ không vi phạm lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc, trái với tuyên bố của phương Tây.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Đã đến lúc NATO chuyển đổi sang tư duy thời chiến

Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Getty).Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15/1 cho biết các thành viên trong liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường đầu tư quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn.Tuy nhiên, ông Rutte cho rằng những nỗ lực này "không đủ để đối phó với những nguy hiểm sắp xảy ra trong 4-5 năm tới".Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của Ủy ban Quân sự trong Hội đồng Tham mưu trưởng Quốc phòng ở Brussels, ông Rutte cảnh báo "an ninh tương lai của khối đang bị đe dọa".Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang cố gắng "làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta và tước đoạt tự do của chúng ta"."Để ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó. Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến", ông Rutte khẳng định, đ...

Tin tức 1
Xung đột Ukraine có thể được giải quyết ngay sau khi ông Trump nhậm chức

Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có thể mất nhiều tháng, thậm chí lâu hơn, để giải quyết cuộc xung đột này.Theo lời hai cộng sự, tuyên bố của ông Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức chỉ là phát ngôn "khoa trương" trong chiến dịch tranh cử, không đánh giá đúng mức về sự phức tạp của cuộc xung đột cũng như thời gian cần thiết để thành lập một chính quyền mới.Đánh giá trên trùng khớp với những phát biểu của Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về xung đột Nga - Ukraine trong chính quyền mới.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News vào tuần trước, tướng Kellog...

Tin tức 1
Hành động Tổng thống Hàn Quốc sau khi bị bắt: Hé lộ bức thư viết tay

Ảnh chụp bức thư do Tổng thống Yoon Suk-yeol viết được đăng trên Facebook của ông vào ngày 15/1, vài giờ sau khi ông bị bắt (Ảnh: Yonhap).Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đăng một bài viết trên mạng xã hội Facebook hôm 15/1, chỉ vài giờ sau khi ông bị các nhà điều tra bắt giữ để thẩm vấn về các cáo buộc liên quan đến lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024."Thiết quân luật không phải là hành vi phạm tội. Thiết quân luật là hành động thuộc thẩm quyền tổng thống để vượt qua cuộc khủng hoảng quốc gia", ông Yoon viết, đồng thời đăng một bức ảnh chụp bức thư viết tay của mình.Tổng thống Yoon đã bị đình chỉ nhiệm vụ sau khi Quốc hội Hàn Quốc luận tội ông vào ngày 14/12/2024.Trong bức thư viết tay, ông Yoon nhấn mạnh, việc luận tội ông dựa trên lập trường cho rằng lệnh thiết quân luật do ông...