Lính Ukraine ở Donbass (Ảnh: Getty).
Văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuần này thông báo đã hủy hội nghị thượng đỉnh hòa bình, được lên kế hoạch vào tháng 11, để ủng hộ việc tổ chức một loạt "hội nghị chuyên đề" với các nước phương Tây. Tuy nhiên, theo Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ Vasily Bodnar, Kiev vẫn muốn đàm phán với Moscow, nhưng không phải đàm phán trực tiếp.
"Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của hội nghị thượng đỉnh lần này là đạt được một nền hòa bình công bằng ở Ukraine. Chúng tôi hy vọng sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh này vào cuối năm nay", ông Bodnar cho biết tại một cuộc họp báo tại thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 9/10.
"Chúng tôi không nói về một hình thức đàm phán mà Ukraine và Nga ngồi đối diện với nhau và Ukraine lắng nghe các yêu cầu của Nga. Những gì chúng ta thấy bây giờ là: cộng đồng quốc tế, cùng với Ukraine, sẽ ngồi lại và lập một danh sách về các bước có thể thực hiện để có được một nền hòa bình công bằng ở Ukraine, và họ sẽ thảo luận về yêu cầu nào đưa ra cho Nga dựa trên danh sách đó", nhà ngoại giao Ukraine cho biết.
Ông Bodnar giải thích rằng hội nghị thượng đỉnh hòa bình sẽ không phải là "một cuộc họp song phương trực tiếp", mà là một hình thức mà trong đó các cuộc đàm phán sẽ được tổ chức thông qua các bên thứ ba. Một hình thức như vậy trước đây đã được mô tả là "ngoại giao con thoi".
Theo ông Bodnar, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một bên tham gia quan trọng trong hội nghị, với kinh nghiệm làm trung gian hòa giải xung đột. Ankara đã tìm cách duy trì mối quan hệ với cả Moscow và Kiev sau khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022.
Một số quốc gia đã đề nghị làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine, nhưng không thành công. Kiev vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào "công thức hòa bình" của Tổng thống Zelensky, một danh sách gồm 10 điểm yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine.
Nga đã bác bỏ mọi cuộc thảo luận về công thức hòa bình mà Moscow cho là vô ích và vô nghĩa. Vào tháng 6, Tổng thống Vladimir Putin đã nêu ra một loạt điều kiện cho lệnh ngừng bắn với Ukraine, bao gồm việc công nhận các yêu cầu của Nga đối với một số vùng lãnh thổ nhất định, "phi phát xít hóa" Kiev và từ chối có ràng buộc pháp lý đối với tư cách thành viên NATO của Ukraine.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh Ukraine - Đông Nam Âu ở Dubrovnik, Croatia hôm 9/10, Tổng thống Zelensky tuyên bố tình hình chiến trường trong cuộc xung đột Nga - Ukraine "tạo ra cơ hội" để thực hiện "hành động quyết định" nhằm chấm dứt xung đột chậm nhất vào năm 2025.
"Chúng tôi đang trông cậy vào sự lãnh đạo của Tổng thống Biden. Chúng tôi đang trông cậy vào những bước đi mạnh mẽ và khôn ngoan của Anh, Pháp, Đức và Italy, những bước đi sẽ mang lại an ninh và hòa bình cho châu Âu. Và chúng tôi trông cậy vào từng người trong số quý vị - tất cả quý vị", ông Zelensky phát biểu tại hội nghị.
"Vào tháng 10, tháng 11 và tháng 12, chúng ta có cơ hội thực sự để đưa tình hình tiến tới hòa bình và ổn định lâu dài. Tình hình trên chiến trường tạo ra cơ hội để đưa ra lựa chọn này, lựa chọn ủng hộ hành động quyết đoán nhằm chấm dứt chiến tranh chậm nhất vào năm 2025", ông Zelensky tuyên bố.
Lực lượng Ukraine đã gặp nhiều khó khăn trong vài tuần qua khi mất quyền kiểm soát nhiều khu vực then chốt ở vùng Donbass miền Đông. Lực lượng Moscow đang tiến về thành phố Pokrovsk, khu định cư lớn cuối cùng do Ukraine kiểm soát ở phía tây Donetsk.
Tuần trước, lực lượng Nga tuyên bố kiểm soát thị trấn khai thác mỏ Ugledar, vốn là thành trì quan trọng của quân đội Kiev và từ lâu được coi là điểm trung chuyển cho một đợt tấn công tiềm tàng của Ukraine vào thành phố cảng Mariupol trên Biển Azov.
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Getty).Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15/1 cho biết các thành viên trong liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường đầu tư quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn.Tuy nhiên, ông Rutte cho rằng những nỗ lực này "không đủ để đối phó với những nguy hiểm sắp xảy ra trong 4-5 năm tới".Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của Ủy ban Quân sự trong Hội đồng Tham mưu trưởng Quốc phòng ở Brussels, ông Rutte cảnh báo "an ninh tương lai của khối đang bị đe dọa".Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang cố gắng "làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta và tước đoạt tự do của chúng ta"."Để ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó. Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến", ông Rutte khẳng định, đ...
Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có thể mất nhiều tháng, thậm chí lâu hơn, để giải quyết cuộc xung đột này.Theo lời hai cộng sự, tuyên bố của ông Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức chỉ là phát ngôn "khoa trương" trong chiến dịch tranh cử, không đánh giá đúng mức về sự phức tạp của cuộc xung đột cũng như thời gian cần thiết để thành lập một chính quyền mới.Đánh giá trên trùng khớp với những phát biểu của Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về xung đột Nga - Ukraine trong chính quyền mới.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News vào tuần trước, tướng Kellog...
Ảnh chụp bức thư do Tổng thống Yoon Suk-yeol viết được đăng trên Facebook của ông vào ngày 15/1, vài giờ sau khi ông bị bắt (Ảnh: Yonhap).Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đăng một bài viết trên mạng xã hội Facebook hôm 15/1, chỉ vài giờ sau khi ông bị các nhà điều tra bắt giữ để thẩm vấn về các cáo buộc liên quan đến lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024."Thiết quân luật không phải là hành vi phạm tội. Thiết quân luật là hành động thuộc thẩm quyền tổng thống để vượt qua cuộc khủng hoảng quốc gia", ông Yoon viết, đồng thời đăng một bức ảnh chụp bức thư viết tay của mình.Tổng thống Yoon đã bị đình chỉ nhiệm vụ sau khi Quốc hội Hàn Quốc luận tội ông vào ngày 14/12/2024.Trong bức thư viết tay, ông Yoon nhấn mạnh, việc luận tội ông dựa trên lập trường cho rằng lệnh thiết quân luật do ông...