Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát trụ sở Quân đoàn 2 của quân đội Triều Tiên ngày 17/10 (Ảnh: Reuters).
"Lãnh đạo nhấn mạnh quân đội của chúng ta cần ghi nhớ một lần nữa sự thật phũ phàng rằng Hàn Quốc là nước ngoài và là quốc gia thù địch rõ ràng", hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin về phát biểu của nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong chuyến thị sát của ông tới trụ sở của Quân đoàn 2 của quân đội Triều Tiên hôm 17/10.
Chuyến thị sát của ông Kim Jong-un diễn ra sau khi Triều Tiên cho nổ tung các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối với Hàn Quốc. Đây là những tuyến đường từng được coi là biểu tượng chính của sự hòa giải liên Triều.
Quân đội Hàn Quốc đã công bố đoạn video ghi lại cảnh binh lính Triều Tiên cho nổ mìn phá hủy các tuyến đường bộ và đường sắt ở biên giới.
KCNA đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên tuyên bố việc cắt đứt tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc "không chỉ đồng nghĩa với việc đóng cửa về mặt vật lý mà còn là chấm dứt mối quan hệ xấu xa với Seoul vốn kéo dài hàng thế kỷ, cũng như chấm dứt ý tưởng thống nhất vô lý".
Theo KCNA, ông Kim Jong-un cũng cảnh báo Triều Tiên sẽ sử dụng vũ lực đáp trả nếu chủ quyền bị xâm phạm.
"Nếu chủ quyền của Triều Tiên bị Hàn Quốc, một quốc gia thù địch, xâm phạm, vũ lực sẽ được sử dụng một cách không do dự và không tuân theo bất kỳ điều kiện nào nữa", ông Kim Jong-un nhấn mạnh.
KCNA ngày 17/10 xác nhận, vào đầu tuần này, lực lượng Triều Tiên đã cho nổ tung các đoạn đường bộ và đường sắt dài 60m dọc theo các phần phía đông và phía tây của biên giới "như một phần của quá trình chia tách hoàn toàn theo từng giai đoạn" giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
KCNA trích lời một quan chức Bộ Quốc phòng Triều Tiên cho biết "các biện pháp tiếp theo sẽ được thực hiện để biến phần biên giới bị chặn ở phía nam thành một pháo đài vĩnh cửu".
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) xác nhận Triều Tiên đã cho nổ một số đoạn đường Gyeongui và Donghae ở phía bắc Đường phân định quân sự giữa hai nước.
KCNA cho biết việc cắt đứt các tuyến đường bộ và đường sắt là "biện pháp tất yếu và hợp pháp được thực hiện theo yêu cầu của hiến pháp Triều Tiên, trong đó nêu rõ Hàn Quốc là một quốc gia hoàn toàn thù địch".
Đây cũng là phản ứng trước "tình hình an ninh nghiêm trọng, đang trên bờ vực của một cuộc chiến tranh khó lường do các hành động khiêu khích quân sự - chính trị nghiêm trọng của các thế lực thù địch", KCNA nêu rõ.
Đây được cho là lần đầu tiên hiến pháp Triều Tiên chính thức xác định Hàn Quốc là "quốc gia thù địch". Việc Bình Nhưỡng sửa đổi hiến pháp để xác định Hàn Quốc là một quốc gia thù địch nhằm tuân theo chỉ thị của ông Kim Jong-un, trong đó Triều Tiên sẽ coi Hàn Quốc là đối thủ, thay vì là đối tác hòa giải và thống nhất.
Tại cuộc họp đảng Lao động Triều Tiên cuối năm ngoái, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã xác định quan hệ liên Triều là mối quan hệ giữa "2 quốc gia thù địch" và nói rằng việc tìm kiếm sự hòa giải và thống nhất với Hàn Quốc không còn ý nghĩa.
Một tàu ngầm của Pháp (Ảnh: Naval News).Pháp vận hành 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, một trong số đó được cho là luôn có mặt trên biển để đảm bảo khả năng trả đũa trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.Các tàu này đồn trú ở Ile Longue, một căn cứ hải quân gần cảng Brest, Đại Tây Dương, nơi phải tuân theo các quy trình an ninh nghiêm ngặt.Tuy nhiên, theo báo Le Monde, một số nhân viên tại căn cứ đã dùng ứng dụng Strava để ghi lại dữ liệu tập luyện của họ, và vô tình tiết lộ thông tin quan trọng về lịch trình tuần tra tàu ngầm.Bằng cách theo dõi hoạt động tập luyện, như chạy bộ hoặc đạp xe, đối thủ có thể suy luận được các khoảng thời gian thủy thủ biến mất khỏi ứng dụng, từ đó liên hệ tới lịch trình tuần tra của tàu ngầm.Một thủy thủ đăng thông tin tập luyện l...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết hôm 13/1 rằng ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin "rất sớm" sau khi nhậm chức vào tuần tới nhưng ông không đưa ra thời gian cụ thể cho cuộc gặp. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra từ năm 2022.Khi được hỏi về chiến lược của mình để kết thúc cuộc chiến, ông Trump nói với Newsmax: "Chỉ có một chiến lược và nó phụ thuộc vào ông Putin. Và tôi biết ông ấy muốn gặp và chúng tôi sẽ gặp rất sớm thôi. Lẽ ra tôi đã làm điều đó sớm hơn nhưng bạn phải vào Nhà Trắng đã. Có những thứ yêu cầu bạn phải có mặt ở đó".Hạ nghị sĩ Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của ông Trump, cho biết hôm 12/1 rằng nhà lãnh...
Tổng thống Yoon Suk Yeol (Ảnh: Reuters).Tuy nhiên, phiên tòa nhiều khả năng sẽ kết thúc sớm do Tổng thống Yoon, đang ẩn náu tại biệt thự trên đồi ở Seoul, được dự đoán sẽ không tham dự. Theo dự kiến, một phiên tòa khác với nhiều lập luận quan trọng hơn có thể sẽ diễn ra vào ngày 16/1.Tòa án Hiến pháp có thời hạn 180 ngày để đưa ra phán quyết cuối cùng về việc bãi nhiệm hay khôi phục quyền lực cho Tổng thống Yoon. Bản thân Tổng thống Yoon còn phải đối mặt với cuộc điều tra hình sự về cáo buộc nổi loạn, với việc các giới chức đang tìm cách thực thi lệnh bắt giữ sau khi ông nhiều lần phớt lờ lệnh triệu tập.Trong khi đó Seok Dong-hyeon, một luật sư tư vấn cho Tổng thống Yoon cũng cho biết, ông Yoon sẽ không tham dự phiên tòa án vào ngày 14/1, nói rằng các nỗ lực bắt giữ của chính quyền đã ngă...