Theo Aboluowang, trong đông y, sức khỏe không chỉ đến từ việc sử dụng thuốc, mà còn từ những thói quen hàng ngày giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng.
Theo nhiều tài liệu y học cổ truyền, bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa năng lượng, đặc biệt là nhiệt và lưu thông khí huyết trong cơ thể.
Quan điểm y học cổ truyền về việc giữ ấm bàn chân
Chân bị lạnh có thể dẫn đến nhiều bệnh (Ảnh: Getty).
Mang tất khi đi ngủ được ví như một phương pháp chữa bệnh nhẹ nhàng. Điều này xuất phát từ việc giữ ấm bàn chân, nơi được coi là đầu mối của nhiều huyệt đạo và kinh mạch quan trọng trong cơ thể.
Theo y học cổ truyền, mọi bệnh tật đều bắt đầu từ lạnh, và lạnh bắt đầu từ bàn chân. Do đó, giữ ấm chân là yếu tố quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chân lạnh có thể gây ra tuần hoàn máu kém, làm giảm lưu lượng máu lên các cơ quan quan trọng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh và tuần hoàn.
Lợi ích của việc giữ ấm bàn chân trong y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, việc duy trì một môi trường ấm áp khi ngủ có thể giúp ổn định các hoạt động sinh lý bình thường. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra, đi tất khi ngủ giúp cơ thể duy trì nhiệt độ ổn định và có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mang tất khi đi ngủ mang lại nhiều giá trị sức khỏe (Ảnh: Getty).
Nghiên cứu đã so sánh hai nhóm người trưởng thành, nhóm mang tất khi ngủ và nhóm không mang.
Kết quả cho thấy nhóm mang tất có khả năng ngủ nhanh hơn và chất lượng giấc ngủ tốt hơn so với nhóm còn lại. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người thường xuyên bị chứng mất ngủ hoặc khó ngủ.
Tác động đến sức khỏe tim mạch và tuần hoàn
Việc giữ ấm bàn chân không chỉ giúp ngủ ngon mà còn có tác dụng tích cực đối với hệ tim mạch và tuần hoàn. Theo y học cổ truyền, bàn chân là khu vực xa tim nhất, do đó máu lưu thông đến chân thường kém, đặc biệt là trong điều kiện lạnh.
Khi chân bị lạnh, mạch máu có thể co lại, gây ra hiện tượng co mạch, làm giảm lưu lượng máu lên não và tim. Hội chứng Raynaud là một ví dụ điển hình khi mạch máu co thắt gây ra tê bì và lạnh buốt ở tay chân. Mang tất có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng này.
Nhiều chuyên gia cho rằng, giữ ấm chân sẽ giảm nguy cơ co mạch và giảm áp lực lên hệ tim mạch. Điều này đặc biệt quan trọng vào mùa đông khi nhiệt độ thấp có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và thiếu oxy cơ tim.
Tác dụng phụ trợ trong điều trị bệnh tật
Bác sĩ y học cổ truyền người Trung Quốc Ni Haixia nhận định, việc giữ ấm bàn chân là một yếu tố phụ trợ quan trọng trong điều trị nhiều loại bệnh.
Theo quan điểm này, khi cơ thể bị bệnh, việc giữ ấm chân có thể loại bỏ một phần các triệu chứng khó chịu. Đặc biệt, đối với những người mắc các bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn và tiêu hóa, giữ ấm chân có thể giúp điều hòa khí huyết và cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, việc giữ ấm huyệt Dũng Tuyền (ở lòng bàn chân) có thể kích thích tuần hoàn máu và khí, từ đó làm thông thoáng các mạch máu trong cơ thể.
Lợi ích khác của việc mang tất khi ngủ
Ngoài những tác dụng nổi bật kể trên, mang tất khi ngủ còn có một số lợi ích sức khỏe khác đã được khoa học và y học cổ truyền chứng minh:
- Cải thiện gót chân khô và nứt nẻ: Trong mùa đông khô lạnh, việc mang tất giúp tránh tình trạng mất nước ở bàn chân, đồng thời cải thiện tình trạng khô nứt gót chân.
- Ngăn ngừa các cơn bốc hỏa: Mang tất giúp giữ nhiệt cho cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến co mạch máu ngoại vi như hội chứng Raynaud.
- Cải thiện lưu thông máu: Y học cổ truyền cho rằng bàn chân lạnh sẽ tiêu hao khí của cơ thể. Do đó, giữ ấm chân có thể giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và cải thiện sức khỏe tổng thể.
Lựa chọn tất phù hợp khi ngủ
Mặc dù mang tất khi ngủ mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc chọn tất phù hợp cũng rất quan trọng.
Chúng ta nên chọn tất làm từ chất liệu cotton thoáng khí để giúp giữ ấm mà không gây bí bách cho bàn chân. Hãy tránh sử dụng tất quá chật hoặc có chất liệu tổng hợp không thấm hút mồ hôi, vì điều này có thể gây kích ứng da và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
Chủ Nhật Đỏ lần thứ 17 với thông điệp: "Hiến máu cứu người - sinh mệnh của bạn và tôi" là sự kiện hiến máu do báo Tiền Phong phối hợp với Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tổ chức.Hàng nghìn sinh viên các trường ở Hà Nội đã quy tụ tại Đại học Bách Khoa, hiến máu trong ngày Chủ Nhật Đỏ (Ảnh: T.H).Ông Phùng Công Sưởng, Tổng biên tập báo Tiền Phong cho biết, trong suốt 16 năm qua, chương trình Chủ Nhật Đỏ thu hút sự tham gia, ủng hộ của hàng triệu trái tim thiện nguyện, đóng góp hàng nghìn đơn vị máu cho ngành y tế.Đây không chỉ là những con số ấn tượng mà còn là những câu chuyện đầy xúc động về sự sẻ chia, về tình người, về lòng nhân ái trong cộng đồng.Trung bình mỗi năm, Chủ Nhật Đỏ tiếp nhận khoảng 55.000 đơn vị máu, ở phạm vi 55 tỉnh/thành trên cả...
Trứng không gây bệnh timTheo Healthline, trong lịch sử, trứng được coi là không lành mạnh vì chúng chứa cholesterol.Một quả trứng lớn chứa 207mg cholesterol, một lượng lớn so với hầu hết các loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cholesterol trong chế độ ăn uống có trong trứng không ảnh hưởng xấu đến mức cholesterol trong máu.Trên thực tế, trứng làm tăng cholesterol HDL (cholesterol "tốt") và thay đổi cholesterol LDL (cholesterol "xấu") từ nhỏ và đặc thành lớn, điều này là tốt cho cơ thể.Trứng là một trong những thực phẩm bổ dưỡng nhất trên hành tinh (Ảnh: Getty Images).Một phân tích 23 nghiên cứu về việc tiêu thụ trứng và sức khỏe đã phát hiện ra rằng việc tiêu thụ 2 quả trứng trở lên mỗi ngày không liên quan đến việc tăng nguy cơ tim mạch so với việc ăn một hoặc...
Tối 28/12, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, vừa qua các bác sĩ nơi đây đã cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch vì bị dao đâm.Bệnh nhân tên N.T.H (42 tuổi, ngụ quận 8, TPHCM) được đưa vào khoa Cấp cứu trong tình trạng mang vết thương ngực trái do dao đâm, có dấu hiệu sốc tuần hoàn nghiêm trọng.Nhận định đây là trường hợp nguy kịch, đội ngũ y bác sĩ ngay lập tức kích hoạt quy trình báo động đỏ và huy động sự phối hợp của nhiều chuyên khoa. Chỉ trong vòng 20 phút sau khi bệnh nhân nhập viện, ca phẫu thuật khẩn cấp đã được thực hiện ngay tại phòng mổ khoa Cấp cứu.Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (Ảnh: Hoàng Lê).Ekip điều trị gồm các chuyên gia đến từ khoa Ngoại Lồng ngực, khoa Hồi sức phẫu thuật tim, khoa Cấp cứu và khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức đã thành công khâu phục hồi vế...