Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi cử tri Cộng hòa đi bỏ phiếu sớm (Ảnh: AFP).
Theo số liệu thống kê của Đại học Florida, hơn 23 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu sớm bằng hình thức trực tiếp hoặc qua thư điện tử. Con số này tăng vọt so với năm 2020. Đặc biệt, số lượng cử tri Cộng hòa bỏ phiếu sớm tăng vọt so với cách đây 4 năm, một lợi thế đối với ứng viên Cộng hòa Donald Trump trước thềm bầu cử.
Tại Nevada, số cử tri Cộng hòa bỏ phiếu sớm trực tiếp chiếm 52% tính đến cuối ngày 21/10, trong khi đảng Dân chủ là 28%.
Ở Arizona, khoảng nửa triệu cử tri đã bỏ phiếu tính đến cuối tuần qua. Lượng bỏ phiếu của cử tri Cộng hòa tương đương cách đây 4 năm, trong khi đảng Dân chủ thấp hơn nhiều.
Tại Pennsylvania, hơn 1 triệu cử tri bỏ phiếu qua thư tính đến sáng 22/10. Trong đó, 650.000 phiếu của cử tri Dân chủ, 300.000 phiếu của đảng Cộng hòa. Năm 2020, bang này có hơn 2,6 triệu cử tri bỏ phiếu qua thư.
"Đảng Cộng hòa đang quay trở lại với thành tích truyền thống của họ, hoặc đảng Dân chủ đang hoạt động kém hơn đáng kể. Nhưng còn quá sớm để đưa ra kết luận", cố vấn của đảng Cộng hòa Paul Bentz nói.
Theo Hiến pháp, công dân Mỹ từ đủ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử. Tuy nhiên trong mỗi kỳ bầu cử luôn có một bộ phận lớn người dân không muốn đi bỏ phiếu, do không quan tâm tới chính trị hay đơn giản là không thích các ứng cử viên.
Đảng Dân chủ đã tận dụng các lựa chọn bỏ phiếu sớm trong những cuộc bầu cử gần đây, thu về hàng triệu phiếu bầu trong quá trình này.
Năm 2020, số lượng cử tri đi bỏ phiếu tăng vọt và được coi là yếu tố quan trọng giúp Tổng thống Joe Biden đắc cử. Khi đó, nhiều bang dễ dàng tiến hành bỏ phiếu sớm hơn do đại dịch.
Sức mạnh của việc bỏ phiếu sớm sẽ rất quan trọng đối với chiến dịch tranh cử của cả cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris năm nay.
Theo một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Khoa học và Dữ liệu Bầu cử thuộc M.I.T., vào năm 2020, khoảng 60% cử tri Dân chủ và 32% cử tri Cộng hòa đã bỏ phiếu qua thư.
Bất chấp ông Trump nhiều lần cáo buộc bỏ phiếu qua thư đầy rẫy gian lận, nhưng đảng Cộng hòa đã nỗ lực khuyến khích bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử năm nay.
Trong một cuộc vận động tranh cử ở Georgia hôm 15/10, ông Trump kêu gọi cử tri Cộng hòa: "Nếu các bạn có phiếu bầu, hãy đi bỏ phiếu ngay lập tức. Nếu không thì ngày mai, càng sớm càng tốt".
Khoảng 2 tuần trước ngày bầu cử, cả ông Trump và bà Harris đều dốc sức vận động tranh cử tại các bang chiến trường với hy vọng thuyết phục những cử tri còn do dự tại đây.
Năm nay, 7 bang được xem là sẽ chi phối cục diện bầu cử tổng thống ở Mỹ gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Nevada, Arizona, Georgia và North Carolina.
Một tàu ngầm của Pháp (Ảnh: Naval News).Pháp vận hành 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, một trong số đó được cho là luôn có mặt trên biển để đảm bảo khả năng trả đũa trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.Các tàu này đồn trú ở Ile Longue, một căn cứ hải quân gần cảng Brest, Đại Tây Dương, nơi phải tuân theo các quy trình an ninh nghiêm ngặt.Tuy nhiên, theo báo Le Monde, một số nhân viên tại căn cứ đã dùng ứng dụng Strava để ghi lại dữ liệu tập luyện của họ, và vô tình tiết lộ thông tin quan trọng về lịch trình tuần tra tàu ngầm.Bằng cách theo dõi hoạt động tập luyện, như chạy bộ hoặc đạp xe, đối thủ có thể suy luận được các khoảng thời gian thủy thủ biến mất khỏi ứng dụng, từ đó liên hệ tới lịch trình tuần tra của tàu ngầm.Một thủy thủ đăng thông tin tập luyện l...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết hôm 13/1 rằng ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin "rất sớm" sau khi nhậm chức vào tuần tới nhưng ông không đưa ra thời gian cụ thể cho cuộc gặp. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra từ năm 2022.Khi được hỏi về chiến lược của mình để kết thúc cuộc chiến, ông Trump nói với Newsmax: "Chỉ có một chiến lược và nó phụ thuộc vào ông Putin. Và tôi biết ông ấy muốn gặp và chúng tôi sẽ gặp rất sớm thôi. Lẽ ra tôi đã làm điều đó sớm hơn nhưng bạn phải vào Nhà Trắng đã. Có những thứ yêu cầu bạn phải có mặt ở đó".Hạ nghị sĩ Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của ông Trump, cho biết hôm 12/1 rằng nhà lãnh...
Tổng thống Yoon Suk Yeol (Ảnh: Reuters).Tuy nhiên, phiên tòa nhiều khả năng sẽ kết thúc sớm do Tổng thống Yoon, đang ẩn náu tại biệt thự trên đồi ở Seoul, được dự đoán sẽ không tham dự. Theo dự kiến, một phiên tòa khác với nhiều lập luận quan trọng hơn có thể sẽ diễn ra vào ngày 16/1.Tòa án Hiến pháp có thời hạn 180 ngày để đưa ra phán quyết cuối cùng về việc bãi nhiệm hay khôi phục quyền lực cho Tổng thống Yoon. Bản thân Tổng thống Yoon còn phải đối mặt với cuộc điều tra hình sự về cáo buộc nổi loạn, với việc các giới chức đang tìm cách thực thi lệnh bắt giữ sau khi ông nhiều lần phớt lờ lệnh triệu tập.Trong khi đó Seok Dong-hyeon, một luật sư tư vấn cho Tổng thống Yoon cũng cho biết, ông Yoon sẽ không tham dự phiên tòa án vào ngày 14/1, nói rằng các nỗ lực bắt giữ của chính quyền đã ngă...