Cách trừng phạt phương Tây bằng việc tịch thu tài sản

Cách trừng phạt phương Tây bằng việc tịch thu tài sản (Video: Dung Vo).

Nga sẽ đáp trả tương xứng đối với việc phương Tây sử dụng lợi nhuận tạo ra từ tài sản bị đóng băng của Moscow, Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cảnh báo.

Mỹ và các đồng minh đã đóng băng 300 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Nga kể từ khi xung đột ở Ukraine leo thang vào tháng 2/2022. Phần lớn số tiền này, khoảng 197 tỷ euro (213 tỷ USD), đang được giữ tại trung tâm thanh toán Euroclear có trụ sở tại Brussels, Bỉ.

Hôm 23/10, Washington đã công bố quyết định sử dụng số tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng để trả khoản vay trị giá hàng tỷ USD cho Kiev.

"Nếu các nước phương Tây đã bắt đầu sử dụng lợi nhuận từ các khoản dự trữ bị đóng băng của Nga, chúng tôi sẽ đáp trả chính xác như vậy", ông Siluanov nói hôm 24/10.

"Chúng tôi đã đóng băng tiền từ các công ty và tổ chức không thân thiện (từ phương Tây). Chúng tôi giữ số tiền này trong tài khoản của mình theo cùng một cách và sẽ sử dụng thu nhập từ các tài sản này theo cách tương tự", ông giải thích thêm.

Bộ trưởng Nga cho biết thêm rằng thu nhập từ các quỹ này sẽ được phân bổ cho "nhu cầu của nền kinh tế, nhu cầu của các thực thể cấu thành Liên bang Nga", đồng thời lưu ý rằng các quyết định tương ứng đã được đưa ra.

Mỹ cho biết hôm 23/10 rằng họ sẽ cung cấp cho Kiev khoản vay 20 tỷ USD. Việc sử dụng lợi nhuận từ các tài sản bị đóng băng của Nga sẽ hỗ trợ cho Ukraine "mà không gây gánh nặng cho người nộp thuế", Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố.

Một ngày trước đó, Nghị viện châu Âu đã ủng hộ việc phân bổ khoản vay lên tới 35 tỷ euro (38 tỷ USD) cho Kiev bằng cách sử dụng tài sản bất động của Nga làm tài sản thế chấp để trả nợ. Theo Euroclear, các khoản tiền bị đóng băng đã tạo ra 3,4 tỷ euro (3,6 tỷ USD) tiền lãi tính đến giữa tháng 7.

Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc phương Tây tịch thu tài sản nước này là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu các loại tiền tệ dự trữ, hệ thống tài chính toàn cầu và nền kinh tế thế giới.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng đã nêu lên mối lo ngại rằng những hành động như vậy có thể làm suy yếu lòng tin vào hệ thống tài chính phương Tây. Ông Siluanov trước đó đã cảnh báo rằng các bên đang theo dõi chặt chẽ diễn biến liên quan đến tài sản của Nga và đang tự rút ra kết luận của riêng họ.

Trong khi ông Siluanov không nêu chi tiết về số lượng tài sản phương Tây mà Nga đang nắm giữ, các tính toán trước đây của RIA Novosti ước tính con số này gần tương đương với số tài sản của Moscow đang bị đóng băng ở phương Tây.

Hãng thông tấn này đưa tin rằng tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nền kinh tế Nga của EU, G7, Australoa và Thụy Sĩ lên tới 288 tỷ USD tính đến cuối năm 2022.

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra cách đây hơn 2 năm, Mỹ và các nước châu Âu đã ra sức viện trợ cho Kiev và áp lệnh trừng phạt Nga. Mỹ là bên viện trợ nhiều nhất. Nga cảnh báo rằng, các khoản viện trợ của phương Tây sẽ chỉ khiến xung đột kéo dài. 

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Tàu ngầm hạt nhân Pháp bị lộ thông tin bí mật vì ứng dụng tập thể dục

Một tàu ngầm của Pháp (Ảnh: Naval News).Pháp vận hành 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, một trong số đó được cho là luôn có mặt trên biển để đảm bảo khả năng trả đũa trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.Các tàu này đồn trú ở Ile Longue, một căn cứ hải quân gần cảng Brest, Đại Tây Dương, nơi phải tuân theo các quy trình an ninh nghiêm ngặt.Tuy nhiên, theo báo Le Monde, một số nhân viên tại căn cứ đã dùng ứng dụng Strava để ghi lại dữ liệu tập luyện của họ, và vô tình tiết lộ thông tin quan trọng về lịch trình tuần tra tàu ngầm.Bằng cách theo dõi hoạt động tập luyện, như chạy bộ hoặc đạp xe, đối thủ có thể suy luận được các khoảng thời gian thủy thủ biến mất khỏi ứng dụng, từ đó liên hệ tới lịch trình tuần tra của tàu ngầm.Một thủy thủ đăng thông tin tập luyện l...

Tin tức 1
Trump cam kết gặp Tổng thống Putin trong tương lai gần sau khi nhậm chức

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết hôm 13/1 rằng ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin "rất sớm" sau khi nhậm chức vào tuần tới nhưng ông không đưa ra thời gian cụ thể cho cuộc gặp. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra từ năm 2022.Khi được hỏi về chiến lược của mình để kết thúc cuộc chiến, ông Trump nói với Newsmax: "Chỉ có một chiến lược và nó phụ thuộc vào ông Putin. Và tôi biết ông ấy muốn gặp và chúng tôi sẽ gặp rất sớm thôi. Lẽ ra tôi đã làm điều đó sớm hơn nhưng bạn phải vào Nhà Trắng đã. Có những thứ yêu cầu bạn phải có mặt ở đó".Hạ nghị sĩ Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của ông Trump, cho biết hôm 12/1 rằng nhà lãnh...

Tin tức 1
Tổng thống Yoon Suk Yeol bị Tòa Hiến pháp Hàn Quốc mở phiên xét xử

Tổng thống Yoon Suk Yeol (Ảnh: Reuters).Tuy nhiên, phiên tòa nhiều khả năng sẽ kết thúc sớm do Tổng thống Yoon, đang ẩn náu tại biệt thự trên đồi ở Seoul, được dự đoán sẽ không tham dự. Theo dự kiến, một phiên tòa khác với nhiều lập luận quan trọng hơn có thể sẽ diễn ra vào ngày 16/1.Tòa án Hiến pháp có thời hạn 180 ngày để đưa ra phán quyết cuối cùng về việc  bãi nhiệm hay khôi phục quyền lực cho Tổng thống Yoon. Bản thân Tổng thống Yoon còn phải đối mặt với cuộc điều tra hình sự về cáo buộc nổi loạn, với việc các giới chức đang tìm cách thực thi lệnh bắt giữ sau khi ông nhiều lần phớt lờ lệnh triệu tập.Trong khi đó Seok Dong-hyeon, một luật sư tư vấn cho Tổng thống Yoon cũng cho biết, ông Yoon sẽ không tham dự phiên tòa án vào ngày 14/1, nói rằng các nỗ lực bắt giữ của chính quyền đã ngă...