Máy bay chiến đấu của Israel chuẩn bị xuất kích tấn công Iran rạng sáng 26/10 (Ảnh: IDF).
Rạng sáng 26/10, khoảng 100 máy bay quân sự của Israel đã tham gia vào chiến dịch không kích Iran. Chiến dịch không kích được chia thành 3 đợt, nhắm đến các mục tiêu quân sự của Iran ở Tehran, Khuzestan và Ilam.
Cuộc tấn công nhằm đáp trả vụ Iran bắn 200 tên lửa vào Israel hôm 1/10. Giới chức Israel khẳng định, sau khoảng 4 giờ không kích, tất cả phi đội máy bay quân sự của nước này đã trở về căn cứ an toàn và hoàn thành mọi mục tiêu đề ra.
Câu hỏi đặt ra là các máy bay, tên lửa Israel đã sử dụng con đường nào để tấn công vào Iran khi các nước trong khu vực đóng cửa không phận.
Trả lời phỏng vấn trang tin Alhura, cựu phi công và chuyên gia quân sự Ismail Abu Ayoub tin rằng máy bay chiến đấu của Israel đã tiến vào không phận Iran qua Iraq.
"Các máy bay của Israel có thể đã tới biên giới phía Tây của Iran thông qua không phận Iraq, và các máy bay tấn công gần Tehran đã đi qua Syria, Iraq", ông nhận định.
Theo ông, phi đội máy bay chiến đấu tham gia chiến dịch không kích đã được trang bị thêm bình nhiên liệu, các máy bay tiếp nhiên liệu cũng được sử dụng bởi vì khoảng cách giữa Tel Aviv và Tehran lên đến gần 2.000km.
"Lãnh thổ Iran khá rộng lớn và máy bay Israel cần phải xâm nhập vào độ sâu nhất định để thực hiện các cuộc tấn công vì những tên lửa như Rampage chỉ có tầm bắn 250km, không đủ để tiếp cận mục tiêu", ông nói.
Trong khi con đường thực sự mà Israel đã sử dụng vẫn còn là bí ẩn, phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc cáo buộc Israel sử dụng không phận Iraq để tiến hành chiến dịch không kích.
Tehran cũng cáo buộc Mỹ hậu thuẫn Israel với lập luận không phận Iraq đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ.
Iraq đã ban bố lệnh đóng cửa không phận vào sáng cùng ngày. Iraq hiện chưa bình luận về giả thuyết Israel đã dùng không phận của nước này để tiến hành tập kích Iran. Trong khi đó, Mỹ khẳng định không tham gia vào vụ tấn công.
Một quan chức Ả Rập Xê Út nói với Reuters hôm 26/10 rằng nước này không cho phép Israel sử dụng không phận để thực hiện vụ tập kích Iran.
Một nguồn tin quân sự khác cũng khẳng định không máy bay quân sự nào được phép đi qua không phận Jordan vào sáng cùng ngày.
Trước đó, Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhấn mạnh nước này sẽ coi bất kỳ quốc gia nào cung cấp không phận nhằm hỗ trợ Israel tấn công Iran là "kẻ thù" và hy vọng không có ai cho phép điều đó xảy ra.
"Bất kỳ quốc gia thứ 3 nào hỗ trợ Israel hoặc cho phép sử dụng không phận của Israel để chống lại Iran sẽ bị coi là mục tiêu tấn công hợp pháp", Ngoại trưởng Araghchi tuyên bố.
Một tàu ngầm của Pháp (Ảnh: Naval News).Pháp vận hành 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, một trong số đó được cho là luôn có mặt trên biển để đảm bảo khả năng trả đũa trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.Các tàu này đồn trú ở Ile Longue, một căn cứ hải quân gần cảng Brest, Đại Tây Dương, nơi phải tuân theo các quy trình an ninh nghiêm ngặt.Tuy nhiên, theo báo Le Monde, một số nhân viên tại căn cứ đã dùng ứng dụng Strava để ghi lại dữ liệu tập luyện của họ, và vô tình tiết lộ thông tin quan trọng về lịch trình tuần tra tàu ngầm.Bằng cách theo dõi hoạt động tập luyện, như chạy bộ hoặc đạp xe, đối thủ có thể suy luận được các khoảng thời gian thủy thủ biến mất khỏi ứng dụng, từ đó liên hệ tới lịch trình tuần tra của tàu ngầm.Một thủy thủ đăng thông tin tập luyện l...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết hôm 13/1 rằng ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin "rất sớm" sau khi nhậm chức vào tuần tới nhưng ông không đưa ra thời gian cụ thể cho cuộc gặp. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra từ năm 2022.Khi được hỏi về chiến lược của mình để kết thúc cuộc chiến, ông Trump nói với Newsmax: "Chỉ có một chiến lược và nó phụ thuộc vào ông Putin. Và tôi biết ông ấy muốn gặp và chúng tôi sẽ gặp rất sớm thôi. Lẽ ra tôi đã làm điều đó sớm hơn nhưng bạn phải vào Nhà Trắng đã. Có những thứ yêu cầu bạn phải có mặt ở đó".Hạ nghị sĩ Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của ông Trump, cho biết hôm 12/1 rằng nhà lãnh...
Tổng thống Yoon Suk Yeol (Ảnh: Reuters).Tuy nhiên, phiên tòa nhiều khả năng sẽ kết thúc sớm do Tổng thống Yoon, đang ẩn náu tại biệt thự trên đồi ở Seoul, được dự đoán sẽ không tham dự. Theo dự kiến, một phiên tòa khác với nhiều lập luận quan trọng hơn có thể sẽ diễn ra vào ngày 16/1.Tòa án Hiến pháp có thời hạn 180 ngày để đưa ra phán quyết cuối cùng về việc bãi nhiệm hay khôi phục quyền lực cho Tổng thống Yoon. Bản thân Tổng thống Yoon còn phải đối mặt với cuộc điều tra hình sự về cáo buộc nổi loạn, với việc các giới chức đang tìm cách thực thi lệnh bắt giữ sau khi ông nhiều lần phớt lờ lệnh triệu tập.Trong khi đó Seok Dong-hyeon, một luật sư tư vấn cho Tổng thống Yoon cũng cho biết, ông Yoon sẽ không tham dự phiên tòa án vào ngày 14/1, nói rằng các nỗ lực bắt giữ của chính quyền đã ngă...