Hai ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris (Ảnh: AFP).
Ian Proud, cựu nhà ngoại giao Anh, từng là cố vấn kinh tế tại Đại sứ quán Anh ở Moscow, Nga đã nói với hãng tin Sputnik rằng, hai ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump và Kamala Harris đã đưa ra những cách tiếp cận khác nhau rõ rệt đối với cuộc xung đột ở Ukraine.
"Bà Kamala Harris có cách tiếp cận gần như tương đồng với những gì chính quyền Tổng thống Joe Biden đã làm đối với cuộc xung đột Ukraine. Đó là sự ủng hộ vững chắc dành cho chính phủ Kiev và không thay đổi quan điểm của Mỹ về các cuộc đàm phán với Nga, tức là về cơ bản sẽ không có cuộc đàm phán nào với Moscow", ông Proud cho biết.
Chuyên gia Proud dự đoán, nếu ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris thắng cử, "bà sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc cung cấp mức hỗ trợ tài chính cho Kiev tương tự dưới thời chính quyền Biden, khi hơn 100 tỷ USD hỗ trợ đang được cung cấp". Điều này có thể khiến "công việc của bà Harris trở nên khó khăn hơn".
"Bà Harris sẽ tiếp tục ủng hộ bất cứ điều gì mà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng ông ấy muốn làm, nhưng điều bà Harris có thể không làm được là cung cấp cho ông ấy số tiền và số lượng vũ khí mà ông ấy đang tìm kiếm. Điều này sau đó sẽ gây ra bất đồng giữa chính phủ của bà Harris và chính phủ Ukraine", cựu nhà ngoại giao Anh nói thêm.
Theo ông Proud, đối với ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump, cựu tổng thống đã nhiều lần nhấn mạnh rằng "chiến tranh thực sự nên kết thúc" và "tốt hơn hết nên đạt được một thỏa thuận với Nga, chấm dứt xung đột và sau đó bắt đầu một tiến trình hòa bình lâu dài".
"Đó là một sự khác biệt rất lớn so với bà Harris. Liệu ông ấy có thể thực hiện được điều đó hay không, hãy chờ xem", nhà phân tích nói, đồng thời đề cập đến tuyên bố công khai của ông Trump rằng "ông không muốn cung cấp nguồn tài chính vô tận để hỗ trợ chính quyền Kiev, khi họ đang dần thua trong cuộc chiến".
Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, Earl Rasmussen, chuyên gia tư vấn quốc tế và trung tá đã nghỉ hưu với hơn 20 năm phục vụ trong quân đội Mỹ, đã tập trung vào cách hai ứng cử viên có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến NATO.
"Tôi tin rằng bà Harris sẽ thực sự hành động tích cực hơn, củng cố nhiều hơn NATO, thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc củng cố NATO đến mức nhiều nhất có thể, có thể sẽ tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và mọi cuộc xung đột trên thế giới", ông Rasmussen lập luận.
"Có rất nhiều phe tân bảo thủ, tân tự do đều ủng hộ bà Harris. Những người hiếu chiến là những người đứng về phía bà ấy và ngay cả Tổng thống Biden cũng chưa bao giờ phản đối bất kỳ hình thức can thiệp hay chiến tranh nào. Tôi thấy bà Harris là người "diều hâu hơn" trong hai ứng cử viên", ông Rasmussen nhận định.
"Trong khi đó, ông Trump có xu hướng đối thoại. Lần trước ông ấy đã liên hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông ấy đã liên hệ với Triều Tiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông ấy cố gắng đối thoại với tất cả các bên", ông Rasmussen cho biết thêm.
Chuyên gia khẳng định "nếu có bất kỳ hy vọng nào để giải quyết cuộc xung đột Ukraine, Tổng thống Trump có thể thực hiện điều đó".
Tuy nhiên, ông Rasmussen cảnh báo rằng, trước đây ông Trump cũng từng nói về việc cải thiện quan hệ với Nga, nhưng sau đó, ông áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Moscow, khiến căng thẳng trở nên tồi tệ hơn.
Nhà phân tích lưu ý rằng, đối với các thành viên NATO, họ lo ngại ông Trump vì không biết ông ấy sẽ làm gì.
"Điều đó là không thể đoán trước. Họ không biết liệu ông ấy có rút tài trợ hay không. Nếu Mỹ rút khỏi NATO, tổ chức này sẽ tan rã hoàn toàn", ông Rasmussen khẳng định.
Theo nhà phân tích, nếu Donald Trump thắng cử, "ông ấy sẽ độc lập hơn để làm những gì mình muốn", mặc dù có những cố vấn đứng sau.
Một tàu ngầm của Pháp (Ảnh: Naval News).Pháp vận hành 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên lửa đạn đạo, một trong số đó được cho là luôn có mặt trên biển để đảm bảo khả năng trả đũa trước một cuộc tấn công có thể xảy ra.Các tàu này đồn trú ở Ile Longue, một căn cứ hải quân gần cảng Brest, Đại Tây Dương, nơi phải tuân theo các quy trình an ninh nghiêm ngặt.Tuy nhiên, theo báo Le Monde, một số nhân viên tại căn cứ đã dùng ứng dụng Strava để ghi lại dữ liệu tập luyện của họ, và vô tình tiết lộ thông tin quan trọng về lịch trình tuần tra tàu ngầm.Bằng cách theo dõi hoạt động tập luyện, như chạy bộ hoặc đạp xe, đối thủ có thể suy luận được các khoảng thời gian thủy thủ biến mất khỏi ứng dụng, từ đó liên hệ tới lịch trình tuần tra của tàu ngầm.Một thủy thủ đăng thông tin tập luyện l...
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Reuters).Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho biết hôm 13/1 rằng ông sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin "rất sớm" sau khi nhậm chức vào tuần tới nhưng ông không đưa ra thời gian cụ thể cho cuộc gặp. Tuy nhiên, đây sẽ là cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai quốc gia kể từ khi chiến sự Ukraine nổ ra từ năm 2022.Khi được hỏi về chiến lược của mình để kết thúc cuộc chiến, ông Trump nói với Newsmax: "Chỉ có một chiến lược và nó phụ thuộc vào ông Putin. Và tôi biết ông ấy muốn gặp và chúng tôi sẽ gặp rất sớm thôi. Lẽ ra tôi đã làm điều đó sớm hơn nhưng bạn phải vào Nhà Trắng đã. Có những thứ yêu cầu bạn phải có mặt ở đó".Hạ nghị sĩ Mike Waltz, cố vấn an ninh quốc gia sắp tới của ông Trump, cho biết hôm 12/1 rằng nhà lãnh...
Tổng thống Yoon Suk Yeol (Ảnh: Reuters).Tuy nhiên, phiên tòa nhiều khả năng sẽ kết thúc sớm do Tổng thống Yoon, đang ẩn náu tại biệt thự trên đồi ở Seoul, được dự đoán sẽ không tham dự. Theo dự kiến, một phiên tòa khác với nhiều lập luận quan trọng hơn có thể sẽ diễn ra vào ngày 16/1.Tòa án Hiến pháp có thời hạn 180 ngày để đưa ra phán quyết cuối cùng về việc bãi nhiệm hay khôi phục quyền lực cho Tổng thống Yoon. Bản thân Tổng thống Yoon còn phải đối mặt với cuộc điều tra hình sự về cáo buộc nổi loạn, với việc các giới chức đang tìm cách thực thi lệnh bắt giữ sau khi ông nhiều lần phớt lờ lệnh triệu tập.Trong khi đó Seok Dong-hyeon, một luật sư tư vấn cho Tổng thống Yoon cũng cho biết, ông Yoon sẽ không tham dự phiên tòa án vào ngày 14/1, nói rằng các nỗ lực bắt giữ của chính quyền đã ngă...