Thông tin được GS.TS.BS Đỗ Doãn Lợi, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, chia sẻ tại hội thảo giới thiệu chương trình dự phòng nhồi máu cơ tim và đột quỵ diễn ra ngày 27/10 tại Hà Nội.
Theo GS Lợi, bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước tính cứ 100 người tử vong thì có đến hơn 30 người chết vì bệnh lý tim mạch, cứ 1,5 giây lại có một người chết. Nó gây ra cái chết của 20,5 triệu người trên thế giới nên được gọi là kẻ giết người số 1.
Trong số này, bệnh mạch vành và đột quỵ luôn đứng đầu. Thống kê cho thấy, Việt Nam thuộc nhóm những quốc gia có nguy cơ đột quỵ cao nhất thế giới. Cứ 4 người trên 25 tuổi thì tương lai một người có khả năng mắc đột quỵ.
GS.TS.BS Đỗ Doãn Lợi, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam (Ảnh: Thế Anh).
"Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất thế giới, có thể tắc mạch não, xuất huyết não. Diễn biến về sau cũng hết sức nặng nề, nếu không tử vong, hôn mê thì người bệnh có thể gặp rất nhiều biến chứng (suy giảm nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, động kinh, co giật…).
Đây là gánh nặng vô cùng lớn cho gia đình và xã hội", GS Lợi phân tích.
Bên cạnh đó, nhồi máu cơ tim cũng là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Trên thế giới, số ca nhồi máu cơ tim tăng ở tuổi 20-30, ước tính 20% số ca nhồi máu cơ tim là ở tuổi dưới 40. Tỷ lệ tử vong và biến chứng ở người trẻ không khác ở người lớn tuổi.
Nhồi máu cơ tim, đột quỵ đều là bệnh có thể dự phòng được
Theo GS Lợi, bệnh nhồi máu cơ tim, đột quỵ có triệu chứng khác nhau, nhưng đều có cùng yếu tố nguy cơ. Đây đều là những bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng ngày càng tăng ở người trẻ. Các yếu tố nguy cơ chính đều có thể thay đổi được để giảm tỷ lệ mắc bệnh. Bệnh có thể dự phòng được.
"Cuộc sống của chúng ta thay đổi nhiều trong những năm qua, mức sống tốt lên. Thế hệ chúng tôi phải đi xe đạp, còn giờ mọi người ngồi nhiều trên xe máy, ô tô. Người Việt xưa cũng không ăn nhiều thịt, mỡ như bây giờ, không có thức ăn nhanh, nước ngọt nên người thanh mảnh.
Còn ngày nay chúng ta phải đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ như đường máu, huyết áp cao, mỡ máu, stress, béo phì, lười vận động…, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, chủ yếu là đột quỵ, nhồi máu cơ tim", GS Lợi cho biết.
Trong quá trình khám bệnh hằng ngày, bản thân ông gặp nhiều bạn trẻ 20 tuổi đã tiểu đường, mỡ máu cao.
TS.BS Azumi Ishizaki, Bác sĩ chuyên khoa Nội, Hiệp hội Nội khoa Nhật Bản (Ảnh: Thế Anh).
TS.BS Azumi Ishizaki, Bác sĩ chuyên khoa Nội, Hiệp hội Nội khoa Nhật Bản, cho biết thêm, bệnh tim mạch là bệnh phổ biến, là tên gọi chung chỉ các bệnh liên quan đến tim và hệ thống mạch máu toàn thân. Bệnh gia tăng hàng năm ở Việt Nam, cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
"Số người tử vong do bệnh tim mạch nhiều hơn hẳn bệnh ung thư. Nhiều người thường nghĩ ung thư là căn bệnh đáng sợ tuy nhiên căn bệnh người Việt nên chú ý nhiều hơn là bệnh tim mạch", TS Azumi nói.
Bên cạnh đó, mọi người thường nghĩ bệnh tim mạch là bệnh đột ngột xuất hiện vào một ngày nào đó, nhưng đây không phải là bệnh xảy ra đột ngột, trước khi xảy ra đột quỵ hay nhồi máu cơ tim, cơ thể đã có những dấu hiệu trước.
Vì thế, vấn đề dự phòng đóng vai trò rất quan trọng. Nhật Bản cũng như một số nước phát triển trên thế giới đã thành công trong việc giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch nhờ dự phòng, điều trị các yếu tố nguy cơ (mỡ máu, tiểu đường, huyết áp cao béo phì…), tăng cường chế độ ăn, duy trì lối sống năng động…
Sáng 28/12, ông Đỗ Tuấn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Đắk Lắk cho biết, trong số các cơ sở sản xuất giá đỗ ngâm ủ hóa chất vừa bị công an phát hiện, chỉ có Công ty TNHH Thương mại Lâm Đạo (cơ sở Lâm Đạo), được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Giấy chứng nhận được cấp cho cơ sở Lâm Đạo (xã Ea Tu, thành phố Buôn Ma Thuột) vào ngày 22/4 và có giá trị đến 22/4/2027, xác nhận đơn vị đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh sản phẩm: sơ chế, đóng gói, kinh doanh giá đậu xanh.Cơ sở Lâm Đạo được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Ảnh: Uy Nguyễn).Ông Hưng cho biết, cơ sở Lâm Đạo đã nộp hồ sơ đăng ký và qua kiểm tra cơ sở nếu đủ các điều kiện theo q...
Ngày 28/12, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết các bác sĩ nơi đây vừa tiến hành ca ghép thận cho một bệnh nhi, với nguồn tạng từ người cho chết não.Người đàn ông chết não "gửi" lại thận cho bé trai 13 tuổiTrước đó, vào tối 18/12, Bệnh viện Nhi đồng 2 nhận được thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia về một trường hợp bệnh nhân hiến tạng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương.Đó là một bệnh nhân 47 tuổi, nhập viện trong tình trạng xuất huyết não nguy kịch. Dù các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân được chẩn đoán chết não.Người hiến thận là một bệnh nhân 47 tuổi chết não (Ảnh: BV).Dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, ekip bác sĩ nhanh chóng liên lạc với người nhận phù hợp, thực hiện xét nghiệm, các thủ tục theo đúng quy trình và khẩn trương hội chẩn li...
Trong hành muối (dưa hành) và dưa cải muối chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế, thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón...Ngoài ra, hành muối, dưa cải muối cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, E, beta-caroten, selen, kẽm... có lợi cho sức khỏe. Enzyme sống trong dưa hành làm giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.Dưa chua không chỉ có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp chúng ta ăn ngon miệng, dễ tiêu, mà còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho hệ thống tiêu hóa con người như lactobacillus, acidophilus và plan-tarum. Chính các vi sinh vật này tạo ra các enzyme...