Cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua có sức tàn phá ghê gớm, gây thiệt hại kinh tế hơn 81.700 tỷ đồng, theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nhất là Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình…
Chịu ảnh hưởng từ bão Yagi, nhiều doanh nghiệp phía Bắc rơi vào tình cảnh thua lỗ, giảm lợi nhuận trong quý III, theo số liệu trên báo cáo tài chính, điển hình là nhóm doanh nghiệp than, vận tải biển.
Doanh nghiệp than gặp khó vì bão Yagi (Ảnh: TKV).
Công ty cổ phần Than Núi Béo - Vinacomin (mã chứng khoán: NBC) có doanh thu quý III giảm 61%, còn gần 348 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn cùng với các loại chi phí phát sinh khiến công ty lỗ 104 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp lỗ hơn 71 tỷ đồng dù cùng kỳ năm trước lãi 68 tỷ đồng.
Giải trình nguyên nhân, công ty cho biết trong quý II và quý III thời tiết bất lợi, mưa lớn dài ngày, đặc biệt trong tháng 9 chịu thiệt hại rất lớn từ cơn bão Yagi khiến doanh nghiệp phải dừng sản xuất dài ngày. Chất lượng than sản xuất giảm, công tác tiêu thụ than giảm làm kết quả sản xuất kinh doanh giảm.
Công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin (mã chứng khoán: TVD) cũng lỗ hơn 57 tỷ đồng trong quý III trong khi cùng kỳ năm trước lãi 10 tỷ đồng. Doanh thu giảm 26%, đạt hơn 1.230 tỷ đồng.
Nói về lý do suy giảm lợi nhuận, công ty cho biết do nơi tâm bão đi qua (khu vực Uông Bí) kèm theo mưa lớn (lượng mưa đo được gần 450ml) gây ra ảnh hưởng nặng nề đến khu vực sản xuất của công ty.
Mưa lớn kèm theo dông bão làm mất điện lưới gây ngập một số khu vực, dẫn đến các khu vực sản xuất bị ảnh hưởng… Công ty phải dừng sản xuất để khắc phục sự cố, chi phí khắc phục sự cố và dừng sản xuất đã làm ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận.
Công ty cổ phần Than Hà Tu - Vinacomin (mã chứng khoán: THT) may mắn thoát lỗ nhưng lợi nhuận quý III chỉ còn 277 triệu đồng, giảm 97% so với cùng kỳ.
Công ty nêu nguyên nhân là ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều, đặc biệt là siêu bão Yagi, gây bất lợi cho sản xuất. Sản lượng tiêu thụ quý III của công ty đạt gần 260.000 tấn, giảm 67% so với cùng kỳ, khiến doanh thu giảm 60% về 507 tỷ đồng, ảnh hưởng kết quả lợi nhuận.
Công ty cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin (mã chứng khoán: HLC) cũng giảm 50% lợi nhuận, còn 11 tỷ đồng. Doanh thu ở mức 565 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp giải trình đầu tháng 9 bị ảnh hưởng trực tiếp bão số 3 làm hư hỏng một số công trình ngoài mặt bằng và hệ thống đường điện, mất điện lưới 9 ngày dẫn đến phải dừng sản xuất 7 ngày để khắc phục hậu quả cơn bão để lại. Ngoài ra, trong quý III, điều kiện địa chất một số lò chợ diễn biến phức tạp phải cắt đá dẫn đến năng suất giảm, chi phí tăng.
Công ty cổ phần Vận tải biển Vinaship (mã chứng khoán: VNA) cũng lỗ gần 3,9 tỷ đồng quý III, trong khi cùng kỳ lãi 2,7 tỷ đồng. Ngoài biến động thị trường vận tải biển, tỷ giá USD/VND, Vinaship còn cho biết hoạt động khai thác tàu còn chịu ảnh hưởng bởi thời tiết xấu, bão Yagi làm tê liệt nhiều hoạt động của cảng và chuỗi logistic hàng hóa. Việc này khiến các tàu xếp hàng xi măng của công ty trong tháng 9 bị thiệt hại hàng chục ngày do không điều động được hàng từ nhà máy ra cảng xếp dỡ.
Trong khi nhiều doanh nghiệp lao đao vì bão thì có một công ty báo lãi tăng, cũng nhờ bão. Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (HNX: CAN) công bố báo cáo tài chính công ty mẹ, với doanh thu thuần tăng 18% so với cùng kỳ, đạt 152 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 5,6 tỷ đồng, gấp gần 6 lần cùng kỳ.
Công ty cho biết lợi nhuận tăng chủ yếu do trong quý III, nhu cầu về đồ hộp tăng mạnh bởi ảnh hưởng của cơn bão số 3, trong khi chi phí tài chính giảm 60% do lãi suất tiền vay giảm, chi phí bán hàng tăng 8% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận vẫn tăng.
Liên quan vụ việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk vừa kiểm tra 6 cơ sở ở TP Buôn Ma Thuột, phát hiện hơn 20 tấn giá đỗ ngâm trong chất cấm 6-Benzylaminopurine, hóa chất kích thích "siêu tốc" giúp sản xuất giá đỗ nhanh và nhiều. Riêng một cơ sở sản xuất còn ký hợp đồng bán cho cửa hàng Bách Hóa Xanh 350-400kg giá đỗ/ngày.Theo thông tin từ Bách Hóa Xanh, cơ sở sản xuất ký hợp đồng bán sản phẩm giá đỗ nhiễm chất nguy hiểm cho chuỗi siêu thị mỗi ngày là Công ty TNHH thương mại Lâm Đạo. Đáng chú ý, công ty này vừa thành lập vào tháng một năm nay, trụ sở tại buôn Kô Tam, xã Ea Tu (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk).Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là sản xuất giá đỗ, do ông Lâm Văn Đạo (sinh năm 1990) làm chủ sở hữu kiêm chức vụ Giám đốc và người đại diện pháp luật. Công ty có...
Vàng tăng giáKết thúc phiên giao dịch ngày 26/12, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82,5-84,5 triệu đồng/lượng (mua - bán). Hôm qua, mặt hàng này được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng 200.000 đồng mỗi chiều. Chênh lệch giữa giá mua và bán là 2 triệu đồng.Giá vàng nhẫn tròn trơn cũng được điều chỉnh tăng 200.000 đồng mỗi chiều, niêm yết tại 82,5-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng trong nước được điều chỉnh tăng trong bối cảnh giá thế giới phục hồi. Trên Kitco, vàng quốc tế giao dịch tại 2.628 USD/ounce, tăng 10 USD so với trước đó. Quy đổi theo tỷ giá USD chưa tính thuế, phí, giá vàng thế giới tương đương gần 81 triệu đồng/lượng, chênh lệch với vàng trong nước 3,5-4 triệu đồng/lượng, tùy thời điểm.Giá vàng thế giới tăng trở lại sau 2 phiên chững giá khi sức...
SJC có quyền tổng giám đốc mớiMới đây, website chính thức của Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) vừa cập nhật thông tin mới về biến động nhân sự tại doanh nghiệp này.Theo thông tin cập nhật, ông Đào Công Thắng hiện giữ chức quyền Tổng giám đốc. Trước đó, theo báo cáo tài chính năm 2023, ông Thắng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc, và được tái bổ nhiệm từ 30/7/2019. Ông Thắng lần đầu được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc SJC vào tháng 4/2014.Tuy nhiên, trên website của SJC chưa công bố văn bản chính thức về việc bổ nhiệm quyền tổng giám đốc mới. Đơn vị này hiện chỉ thay đổi tên, chức danh tại phần giới thiệu sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp.Trước ông Thắng, chức vụ Tổng giám đốc SJC do bà Lê Thúy Hằng nắm giữ. Bà Hằng chính thức nhận chức Tổng giám đốc SJC vào tháng 12/2019.Thông tin về quy...