Bầu Đức: Tính cách mạnh mẽ và ý chí kiên định

Sáng nay (2/11), Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán: HAG) ký hợp tác chiến lược phân phối sản phẩm với một chuỗi siêu thị. Tại sự kiện này, ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) - Chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai - trải lòng về chuyện từng thất bại với nông nghiệp và cũng "sống lại" nhờ nông nghiệp.

Ông Đức tóm gọn những thăng trầm bằng câu nói: "Từ giai đoạn đỉnh cao rồi xuống hố sâu, phát triển vực dậy cũng đều từ nông nghiệp. Đây là quá trình dài, phức tạp, không hề đơn giản".

Bầu Đức trải lòng về những thăng trầm với nông nghiệp (Ảnh: HAGL).

Ông nói, nhìn lại lịch sử, Hoàng Anh Gia Lai làm nông nghiệp từ năm 2007. Trước năm 2012, tập đoàn là doanh nghiệp đầu tư đa ngành bất động sản, thủy điện, khoáng sản... Sau năm 2012, doanh nghiệp đầu tư mạnh vào nông nghiệp, bỏ ra hàng tỷ USD để đầu tư nông nghiệp, ở 3 nước Đông Dương.

Ông Đức thừa nhận đó là thời hoàng kim của công ty, thu hút đầu tư từ nhiều tập đoàn nước ngoài. Trong đó, Temasek còn đầu tư 200 triệu USD để tập đoàn trồng cây cao su. Thời điểm này, giá vốn trồng cao su 1.400 USD/tấn, giá là 5.200 USD/tấn, là mảng kinh doanh siêu lợi nhuận.

Nhưng "người tính không bằng trời tính". Đến khi Hoàng Anh Gia Lai khai thác cao su thì giá còn 1.100 USD/tấn. Năm 2016, tập đoàn mất thanh khoản, không tiền trả lãi, không tiền trả lương. Từ một công ty từ vực cao, Hoàng Anh Gia Lai rơi xuống vực thẳm.

Nhìn lại, bầu Đức nói vẫn tự hào vì Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam dám tuyên bố mất thanh khoản. Lúc bấy giờ, tập đoàn nợ tới 32.000 tỷ đồng. Tham vọng đưa Hoàng Anh Gia Lai là tập đoàn nông nghiệp hàng đầu khu vực nhưng không thành.

"Lúc bấy giờ nhiều người nói ông Đức không biết quản trị, không biết quản lý. Mình là kẻ thua, chỉ biết gục đầu xuống, lặn sâu không nói gì", ông trải lòng về biến cố. Tuy nhiên, ông Đức cho rằng trên thương trường, còn kinh doanh là còn thắng, còn kinh doanh là còn thua, rủi ro luôn hiện hữu.

Sau cú sốc về giá cao su năm 2016, Hoàng Anh Gia Lai quyết định "chết ở đâu đứng lên ở đó", chuyển đổi từ con số 0. Tập đoàn lựa chọn lấy ngắn nuôi dài, trồng cây ngắn ngày lấy tiền như ớt, chuối, chanh dây. Trong đó, cây chuối đã cứu Hoàng Anh Gia Lai thoát khỏi cái khổ, cái khó. Từ không có gì, đến nay tập đoàn đầu tư đến 7.000 cây chuối, dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về diện tích, chiếm thị phần ở Hàn Quốc, Nhật Bản...

Sau chuối, Hoàng Anh Gia Lai đã chuyển qua cây sầu riêng. Tập đoàn đến nay có 3 loại chủ lực trái cây là chuối, sầu riêng, bưởi. Ngoài ra, Tập đoàn còn nuôi heo, gà; đang nuôi cá tầm và cá hồi, chưa thu hoạch tạo dòng tiền, có thể có kết quả vài tháng nữa.

Ông Đức bày tỏ, Hoàng Anh Gia Lai xuất khẩu sản phẩm đi những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc thì tại sao thị trường Việt lại không được? Do đó, tập đoàn hướng vào thị trường nội địa, để người dân được hưởng sản phẩm tốt.

Bầu Đức tự tin chuối Hoàng Anh Gia Lai ngon nhất Việt Nam vì được trồng trên độ cao 900m so với mực nước biển, thời tiết mát mẻ, trồng một năm mới được thu hoạch (nhiều hơn 3 tháng so với trồng thông thường) nên chuối dẻo, thơm hơn và ngọt hơn. 

Theo kế hoạch ký kết giữa 2 doanh nghiệp, chuỗi siêu thị trên sẽ bán các loại sản phẩm trong hệ sinh thái của Hoàng Anh Gia Lai, như chuối, heo... Hoàng Anh Gia Lai cũng tặng 1 triệu trái chuối cho chuỗi này để phân phối tới khách hàng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Ủy ban Sức khỏe Thứ ba Hạ viện chọn tuyển tổng giám đốc mới sau khi 6 nhân sự tại cơ quan bị khởi tố

SJC có quyền tổng giám đốc mớiMới đây, website chính thức của Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) vừa cập nhật thông tin mới về biến động nhân sự tại doanh nghiệp này.Theo thông tin cập nhật, ông Đào Công Thắng hiện giữ chức quyền Tổng giám đốc. Trước đó, theo báo cáo tài chính năm 2023, ông Thắng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc, và được tái bổ nhiệm từ 30/7/2019. Ông Thắng lần đầu được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc SJC vào tháng 4/2014.Tuy nhiên, trên website của SJC chưa công bố văn bản chính thức về việc bổ nhiệm quyền tổng giám đốc mới. Đơn vị này hiện chỉ thay đổi tên, chức danh tại phần giới thiệu sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp.Trước ông Thắng, chức vụ Tổng giám đốc SJC do bà Lê Thúy Hằng nắm giữ. Bà Hằng chính thức nhận chức Tổng giám đốc SJC vào tháng 12/2019.Thông tin về quy...

Tin tức 1
Áp lực từ Yeah1 đối với nhà sản xuất chương trình 'Anh trai', 'Chị đẹp'

Cổ phiếu tăng trần 7 phiên, Yeah1 giải trình Cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 - nhà sản xuất các chương trình truyền hình "Anh trai vượt ngàn chông gai", "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" đã có 7 phiên tăng lần liên tiếp, tính đến ngày 25/12.Cổ phiếu này đã tăng dựng đứng lên 23.200 đồng/cổ phiếu, tương đương gấp 2,5 lần chỉ trong 3 tháng và cũng đang cao nhất 3 năm.Diễn biến giá cổ phiếu YEG trong 3 năm qua (Nguồn: VND).Theo quy định phải giải trình khi cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, Yeah1 cho biết thời gian qua, công ty đã "tích cực tái cấu trúc toàn diện, tập trung phát triển các mảng kinh doanh chủ lực". Trong đó, mảng sản xuất và phát sóng các chương trình trên nền tảng kỹ thuật số, các chương trình truyền hình chất lượng cao nhận được sự ủng hộ từ khán giả, tạo được hiệ...

Tin tức 1
Trung Quốc chuẩn bị triển khai gói kích thích kinh tế lớn nhất trong lịch sử

Cụ thể, theo nguồn tin của Reuters, chính quyền Trung Quốc sắp phê duyệt kế hoạch phát hành 3.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt trong năm 2025. Mức phát hành trái phiếu này nhằm đẩy mạnh chi tiêu công để khôi phục nền kinh tế đang đà suy thoái.So với mức 1.000 tỷ nhân dân tệ của năm nay, con số 3.000 tỷ nhân dân tệ cho năm tới được xem là bước nhảy vọt lớn. Động thái này diễn ra khi Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu tác động từ việc Mỹ có thể tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.Nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để thúc đẩy tiêu dùng thông qua các chương trình trợ cấp, nâng cấp thiết bị cho doanh nghiệp và đầu tư vào các ngành tiên tiến theo định hướng đổi mới sáng tạo cũng như nhiều sáng kiến khác.Văn phòng Thông...