3 ngân hàng lớn giữ bao nhiêu tiền của Kho bạc Nhà nước?
BIDV, Vietcombank, VietinBank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024. Điều bất ngờ là số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các nhà băng này trong quý III lại giảm.
Tại BIDV, đến cuối quý II, số tiền Kho bạc Nhà nước gửi tại đây là hơn 118.000 tỷ đồng song đến hết tháng 9 con số giảm xuống chưa tới 75.000 tỷ đồng. Dù vậy, ngân hàng này vẫn được Kho bạc gửi nhiều nhất và gấp gần 4 lần số dư hồi đầu năm.
Với VietinBank, quy mô tiền gửi của Kho bạc Nhà nước đến hết quý III là khoảng 65.000 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cuối năm ngoái ở mức hơn 21.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu so với quý liền trước, số dư tiền gửi này cũng đã giảm tới 39%, tương ứng mức giảm hơn 42.000 tỷ đồng.
Vietcombank có số dư này thấp nhất trong 3 nhà băng, hơn 35.000 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức gửi hơn 62.000 tỷ đồng thời điểm cuối quý liền trước. Nhưng con số này cũng lớn hơn rất nhiều con số 770 tỷ đồng đầu năm.
Tổng số tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại 3 ngân hàng có vốn Nhà nước là gần 290.000 tỷ đồng vào cuối quý II nhưng đến cuối quý III đã giảm hơn 40%, còn gần 115.000 tỷ đồng.
Kho bạc Nhà nước giảm tiền gửi tại BIDV, Vietcombank, VietinBank (Ảnh: Mạnh Quân).
Để tối đa lợi ích từ nguồn tiền nhàn rỗi, Kho bạc Nhà nước thường gửi tiền thanh toán (không kỳ hạn) và có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại. Đây là nguồn vốn tốt mà nhiều nhà băng mong muốn, song không phải đơn vị nào cũng được tiếp cận.
Để được "chọn mặt gửi tiền", các ngân hàng phải qua 2 vòng đánh giá của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính và tham gia chào thầu. Đơn vị nào trả lãi cao sẽ được ưu tiên.
Việc nắm giữ hàng trăm tỷ đồng tiền gửi của Kho bạc Nhà nước thực tế rất có lợi với các nhà băng, nhất là khi Ngân hàng Nhà nước đã sửa quy định về cách tính tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR).
Theo đó, dù giữ nguyên quy định về trần tỷ lệ LDR áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 85%, ngân hàng lại được tính một phần tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc Nhà nước khi tính tỷ lệ LDR.
Như vậy, các ngân hàng có nguồn tiền gửi dồi dào từ Kho bạc Nhà nước sẽ được hưởng lợi khi tỷ lệ LDR mới giảm đáng kể.
Tuy nhiên, khoản tiền gửi này của Kho bạc lại thường xuyên biến động mạnh chủ yếu phụ thuộc vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và huy động vốn trái phiếu Chính phủ của cơ quan quản lý.
Gần 115.000 tỷ đồng từ Kho bạc Nhà nước rút khỏi Big 4 (4 ngân hàng TMCP Nhà nước lớn nhất) (Ảnh: Mạnh Quân).
Các ngân hàng kinh doanh ra sao?
Về kết quả kinh doanh, cả 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank, VietinBank đều nằm trong nhóm có kết quả cao của ngành.
Vietcombank tiếp tục đứng đầu toàn ngành với lợi nhuận trước thuế quý III đạt 10.699 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, Vietcombank lãi trước thuế 31.533 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Năm nay, ngân hàng này đặt mục tiêu 42.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau 9 tháng, ngân hàng thực hiện được 75% kế hoạch đặt ra.
VietinBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 6.553 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng, ngân hàng thu về 19.513 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý gần nhất, BIDV đã thu về 6.498 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Ngân hàng quốc doanh này đã thu về gần 22.047 tỷ đồng lãi trước thuế sau 3 quý, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
SJC có quyền tổng giám đốc mớiMới đây, website chính thức của Công ty TNHH Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) vừa cập nhật thông tin mới về biến động nhân sự tại doanh nghiệp này.Theo thông tin cập nhật, ông Đào Công Thắng hiện giữ chức quyền Tổng giám đốc. Trước đó, theo báo cáo tài chính năm 2023, ông Thắng giữ chức vụ Phó tổng giám đốc, và được tái bổ nhiệm từ 30/7/2019. Ông Thắng lần đầu được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc SJC vào tháng 4/2014.Tuy nhiên, trên website của SJC chưa công bố văn bản chính thức về việc bổ nhiệm quyền tổng giám đốc mới. Đơn vị này hiện chỉ thay đổi tên, chức danh tại phần giới thiệu sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp.Trước ông Thắng, chức vụ Tổng giám đốc SJC do bà Lê Thúy Hằng nắm giữ. Bà Hằng chính thức nhận chức Tổng giám đốc SJC vào tháng 12/2019.Thông tin về quy...
Cổ phiếu tăng trần 7 phiên, Yeah1 giải trình Cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 - nhà sản xuất các chương trình truyền hình "Anh trai vượt ngàn chông gai", "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" đã có 7 phiên tăng lần liên tiếp, tính đến ngày 25/12.Cổ phiếu này đã tăng dựng đứng lên 23.200 đồng/cổ phiếu, tương đương gấp 2,5 lần chỉ trong 3 tháng và cũng đang cao nhất 3 năm.Diễn biến giá cổ phiếu YEG trong 3 năm qua (Nguồn: VND).Theo quy định phải giải trình khi cổ phiếu tăng trần 5 phiên liên tiếp, Yeah1 cho biết thời gian qua, công ty đã "tích cực tái cấu trúc toàn diện, tập trung phát triển các mảng kinh doanh chủ lực". Trong đó, mảng sản xuất và phát sóng các chương trình trên nền tảng kỹ thuật số, các chương trình truyền hình chất lượng cao nhận được sự ủng hộ từ khán giả, tạo được hiệ...
Cụ thể, theo nguồn tin của Reuters, chính quyền Trung Quốc sắp phê duyệt kế hoạch phát hành 3.000 tỷ nhân dân tệ trái phiếu đặc biệt trong năm 2025. Mức phát hành trái phiếu này nhằm đẩy mạnh chi tiêu công để khôi phục nền kinh tế đang đà suy thoái.So với mức 1.000 tỷ nhân dân tệ của năm nay, con số 3.000 tỷ nhân dân tệ cho năm tới được xem là bước nhảy vọt lớn. Động thái này diễn ra khi Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu tác động từ việc Mỹ có thể tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức.Nguồn vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để thúc đẩy tiêu dùng thông qua các chương trình trợ cấp, nâng cấp thiết bị cho doanh nghiệp và đầu tư vào các ngành tiên tiến theo định hướng đổi mới sáng tạo cũng như nhiều sáng kiến khác.Văn phòng Thông...