Những lỗ hổng ở quy trình xét duyệt hồ sơ vay tiền, mở thẻ tín dụng có thể khiến nhà băng tổn thất về tiền bạc

Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với 17 đối tượng trong đường dây làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

Lợi dụng sơ hở của ngân hàng

Theo cơ quan chức năng, cuối năm 2022, Lê Triệu Tấn Thịnh (29 tuổi, ở TPHCM) thấy nhiều người có nhu cầu làm giấy tờ giả để hoàn thiện hồ sơ vay tiền, mở thẻ tín dụng tại các ngân hàng hoặc phục vụ mục đích khác.

Do đó, Thịnh thu thập, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu làm tài liệu, giấy tờ giả, rồi tổ chức làm giả những giấy tờ trên tại một căn hộ ở phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM.

Khi có người liên hệ, Thịnh thỏa thuận, thống nhất nội dung, giá từng loại tài liệu làm giả.

Sau đó, đối tượng tải mẫu các con dấu của các cơ quan, tổ chức và chữ ký của người có thẩm quyền trên mạng rồi sử dụng máy CNC cắt, khắc hình dấu đã tải được trên phôi cao su.

Đối với chữ ký, con dấu không có trên mạng, Thịnh tự thiết kế mẫu dấu, giả chữ ký tài liệu. Xong xuôi, Thịnh in tài liệu giả rồi tự ký hoặc scan chữ ký của người có thẩm quyền và sử dụng con dấu giả đóng dấu trên tài liệu được làm giả.

Ngày 4/8, cơ quan điều tra xác định Thịnh làm giả 3 loại tài liệu cho Nguyễn Hoàng Phương (28 tuổi, ở quận Bình Tân). Ngày hôm sau, Thịnh làm giả thêm 28 loại tài liệu khác cho Huỳnh Thiên Lộc (39 tuổi, ở tỉnh Bình Dương) để Lộc đi giao cho khách hàng N.X.S. và các khách hàng khác.

Tuy nhiên, cảnh sát đã bắt quả tang lúc Thịnh giao hàng và lập biên bản. Ngày 14/8, Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với Lê Triệu Tấn Thịnh, Huỳnh Thiên Lộc, Nguyễn Hoàng Phương và 2 người khác có hành vi giúp sức.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, Lê Triệu Tấn Thịnh cùng đồng phạm đã làm giả hàng nghìn loại tài liệu, thu lợi nhiều tỷ đồng; thu giữ hơn 4.800 con dấu giả; 4 tấm phôi chất liệu cao su dùng để làm giả con dấu; máy scan; 336 thẻ tín dụng ngân hàng các loại; 73 thẻ sim và nhiều đồ vật, tài liệu liên quan...

Quá trình điều tra vụ án trên, Cục Cảnh sát hình sự nhận thấy sơ hở của ngân hàng trong kiểm tra hồ sơ vay vốn, tạo cơ hội cho nhiều khách hàng từ không đủ điều kiện vay thành đủ điều kiện vay để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Cụ thể, bộ phận thẩm định, phê duyệt hồ sơ không đối chiếu, lưu giữ bản gốc các tài liệu chứng minh thu nhập của khách vay, chỉ duyệt qua ảnh chụp hoặc bản photo.

Từ đó, các đối tượng đã câu kết với nhân viên ngân hàng (bộ phận sale) làm giả, sử dụng tài liệu giả (hợp đồng lao động, sao kê tài khoản chứng minh công ty trả lương...) để hoàn thiện hồ sơ vay tín chấp, mở hạn mức thẻ tín dụng, nâng hạn mức thẻ tín dụng nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Câu kết với nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt tiền của nhà băng

Trong vụ án của Lê Triệu Tấn Thịnh, cơ quan điều tra đã làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức của Lê Minh Tuấn (28 tuổi, ở quận Tân Bình), xảy ra tại Ngân hàng VPBank.

Theo đó, từ đầu năm 2022, Tuấn bắt đầu làm dịch vụ mở thẻ tín dụng, quẹt thẻ POS đáo hạn ngân hàng tại quận Tân Phú để hưởng phí dịch vụ 1,8-2% trên tổng số tiền khách rút.

Nhóm đối tượng do Lê Minh Tuấn và Nguyễn Văn Khanh cầm đầu khi bị bắt giữ (Ảnh: CAND).

Tháng 8/2023, Tuấn bàn bạc với Vũ Thị Phượng (nhân viên ngân hàng VPBank chi nhánh Củ Chi) tìm khách hàng không đủ điều kiện vay tiền, mở thẻ tín dụng rồi đặt làm giả các tài liệu như: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương.

Sau đó, các đối tượng sử dụng tài liệu, giấy tờ giả này để hoàn thiện hồ sơ vay tiền, mở thẻ tín dụng, nâng hạn mức thẻ tín dụng. Khi được ngân hàng giải ngân, Tuấn và các đối tượng là khách hàng chiếm đoạt tiền và chia nhau.

Với khách vay tín chấp, Tuấn giữ thông tin tài khoản ngân hàng và sim điện thoại của khách để nhận OTP, khi được ngân hàng duyệt hồ sơ cho vay, giải ngân, Tuấn sẽ trực tiếp vào app tài khoản ngân hàng của khách để rút tiền chia nhau.

Đối với khách mở thẻ tín dụng, Tuấn giữ lại thẻ, khi được ngân hàng duyệt hồ sơ mở thẻ, đối tượng dùng thẻ quẹt máy POS để rút tiền.

Còn với khách muốn nâng hạn mức thẻ tín dụng khi đã được VPBank cấp thẻ, Tuấn sẽ đưa khách ra một ngân hàng khác, rồi dùng tiền của cá nhân mở một sổ tiết kiệm đứng tên khách hàng (tương ứng với số tiền muốn nâng hạn mức thẻ tín dụng).

Sau khi khách hàng có sổ tiết kiệm, ngân hàng sẽ cấp cho khách thẻ tín dụng có hạn mức tương đương sổ tiết kiệm (dùng sổ tiết kiệm để thế chấp). Lúc này, Tuấn sử dụng máy POS rút toàn bộ số tiền được cấp hạn mức để thu hồi lại tiền đã mở sổ tiết kiệm cho khách.

Tiền sau khi được giải ngân vay tín chấp, Tuấn sẽ lấy 15-25% trên tổng số tiền được giải ngân. Ngoài ra, Tuấn giữ lại tiền trả gốc và lãi khoản vay để đóng cho ngân hàng trong vòng 6 tháng.

Số tiền được giải ngân mở thẻ hoặc nâng hạn mức thẻ tín dụng, Tuấn lấy từ 15% đến 25% trên tổng số tiền theo hạn mức được rút hết trong thẻ tín dụng. Bên cạnh đó, Tuấn giữ lại 10,8% để đóng phí đáo hạn thẻ hàng tháng nhằm mục đích để trong 6 tháng đầu, khách hàng không bị nợ xấu, tạo uy tín, thuận lợi cho nhân viên ngân hàng tiếp tục làm các hồ sơ cho các khách hàng sau và không bị ngân hàng phát hiện.

Sau 6 tháng, Tuấn và khách hàng không tiếp tục trả lãi, gốc cho ngân hàng mà khách hàng chấp nhận nợ xấu để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Đến nay, Bộ Công an đã chứng minh được Lê Minh Tuấn đã câu kết với nhân viên ngân hàng VPBank là Vũ Thị Phượng làm giả, sử dụng 6 hợp đồng lao động giả, 6 sao kê tài khoản trả lương giả để hoàn thiện hồ sơ vay tín chấp, mở thẻ tín dụng cho các đối tượng là khách hàng tại Ngân hàng VPBank chi nhánh Củ Chi...

Cùng thời điểm điều tra, triệt phá đường dây của Lê Minh Tuấn, các trinh sát Cục Cảnh sát hình sự tiếp tục làm rõ ổ nhóm khác với thủ đoạn tương tự do Nguyễn Văn Khanh (27 tuổi, ở quận Tân Bình) và Tạ Nguyễn Hồng Ân (26 tuổi, nhân viên ngân hàng VPBank) cầm đầu.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người phụ nữ lãnh đạo đường dây đánh bạc online, số tiền giao dịch trên 50 tỷ đồng

Ngày 25/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an thành phố Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình, triệt phá một đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề với quy mô hơn 50 tỷ đồng.Đường dây này do đối tượng Phan Thị Thu Hà (SN 1978, trú tại xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cầm đầu.Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Nam, đã phát hiện một số đối tượng tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề cho nhiều đối tượng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và các huyện lân cận.Các đối tượng sử dụng mạng xã hội, sim rác để nhận ghi lô đề, và sử dụng tài khoản ngâ...

Tin tức 1
Phụ nữ bị chấn thương sọ não sau khi bị 2 kẻ giật túi xách ở TPHCM

Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM phối hợp với Công an quận Phú Nhuận lấy lời khai Phạm Trung Trưởng (SN 1996, ngụ quận Bình Thạnh) và Nguyễn Quang Sáng (SN 1988, ngụ quận Tân Bình) để điều tra về hành vi Cướp giật tài sản.Trưởng (bên trái) và Sáng bị cảnh sát bắt giữ (Ảnh: Công an cung cấp).Tối 22/12, Trưởng và Sáng chở nhau bằng xe máy, chạy trên đường Hoa Lan, quận Phú Nhuận. Thấy bà N.T.G. (SN 1965, ngụ quận Phú Nhuận) đeo 1 túi xách đi bộ, 2 nghi phạm áp sát, giật tài sản khiến nạn nhân ngã đập đầu xuống đường, được chẩn đoán chấn thương sọ não.Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an quận Phú Nhuận vào cuộc điều tra, xác định Trưởng và Sáng gây ra vụ cướp giật trên.Sau khoảng 6 giờ xảy ra vụ việc, 2 nghi phạm đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.  Theo cả...

Tin tức 1
Tiếng nói bảo vệ của cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ trong chuyến bay giải cứu

Ngày xét xử đầu tiên (24/12) phiên tòa "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2 kết thúc với những diễn biến khá nhanh; các bị cáo đều nhận tội, không kêu oan, chấp nhận cáo buộc trong cáo trạng.Sau khi đại diện VKS công bố bản luận tội và đề nghị mức án, HĐXX dành thời gian cho các bị cáo tự bào chữa. Vừa muốn bà con được giảm giá vừa muốn hưởng lợi "ở mức độ phù hợp"Là bị cáo duy nhất bị truy tố 2 tội danh, cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng đã kể lại quá trình "thương lượng" giá cả với đơn vị tổ chức chuyến bay, cách ly mà bị cáo vẫn tự hào là mình làm rất tốt.Trước tòa, bị cáo nói rằng bản thân rất "sót ruột" khi chứng kiến bà con ở nước ngoài phải khổ sở, vất vả và mất rất nhiều tiền để có thể về Việt Nam. Do đó, ông Tùng kể đã phải đích thân thuyết phục các khách sạn đồ...