**Manh mối giúp phát hiện đại án tại Xuyên Việt Oil**

Ngày 20/11, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa xét xử vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức liên quan.

Theo đó, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Xuyên Việt Oil) bị xét xử về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Đưa hối lộ.

Bà Mai Thị Hồng Hạnh sẽ hầu tòa với 2 tội danh (Ảnh: X.V.).

Liên quan tới vụ án này, bị cáo Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre) bị xét xử về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Những bị cáo còn lại bị xét xử về tội Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo hồ sơ vụ án, ngày 21/8/2023, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nhận được đơn tố giác tội phạm của 3 người tự xưng là nhân viên của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt là Công ty Xuyên Việt Oil)

Theo đó, những người trên tố cáo bà Mai Thị Hồng Hạnh đã sử dụng nhiều thủ đoạn để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, sử dụng trái phép tài sản của cơ quan tổ chức Nhà nước và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt 214,1 tỷ đồng của Nhà nước là tiền của quỹ bình ổn giá xăng dầu và 1.246 tỷ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường.

Ba ngày sau, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an quyết định phân công giải quyết nguồn tin về tội phạm đối với đơn tố giác tội phạm trên. Sau thời gian điều tra, xác minh, ngày 8/9/2023, Bộ Công an quyết định khởi tố vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí xảy ra tại Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức có liên quan. Đồng thời, cơ quan điều tra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Mai Thị Hồng Hạnh, bà Nguyễn Thị Như Phương (phó Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil).

Quá trình điều tra, nhà chức trách đã quyết định khởi tố bổ sung 12 người về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Cơ quan điều tra xác định vào tháng 8/2016, Công ty Xuyên Việt Oil được cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, qua đó trở thành đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Sau khi được cấp giấy phép, lợi dụng việc được Nhà nước giao thu hộ tiền cho quỹ bình ổn giá và quản lý, sử dụng tiền từ quỹ bình ổn giá tại Công ty Xuyên Việt Oil, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh đã làm trái các quy định của pháp luật về trích lập, quản lý và sử dụng quỹ bình ổn giá.

Bà Hạnh không chỉ đạo nhân viên công ty thực hiện các quy định về trích lập quỹ bình ổn giá của Bộ Công Thương, mà chỉ đạo cấp dưới chuyển tiền từ tài khoản Công ty Xuyên Việt Oil vào tài khoản cá nhân của mình, để sử dụng cho mục đích riêng.

Hành vi trên dẫn đến quỹ bình ổn giá có số dư không đúng theo quy định, gây thất thoát tài sản Nhà nước hơn 219 tỷ đồng.

Đặc biệt, theo quy định, thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu có nhiệm vụ giúp Nhà nước thực hiện việc thu hộ tiền thuế bảo vệ môi trường từ người tiêu dùng. Quản lý và nộp thay người tiêu dùng khoản tiền thuế này vào ngân sách nhà nước theo định kỳ (chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày nộp tờ khai).

Tuy nhiên, bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh cố ý không chuyển nộp số tiền thuế bảo vệ môi trường đã quản lý, thu hộ cho Nhà nước vào ngân sách, mà sử dụng cá nhân. Hành vi trên dẫn đến mất khả năng hoàn trả cho ngân sách Nhà nước, gây thất thoát hơn 1.244 tỷ đồng.

Sau đó, bà Hạnh dùng số tiền trên để cho bạn bè vay mượn, chi tiêu cá nhân, đưa hối lộ một số cá nhân tại Bộ Công Thương.

Đối với việc thu hộ, quản lý và chuyển nộp tiền thuế bảo vệ, bà Hạnh cố ý sử dụng số tiền thu hộ vào các mục đích cá nhân mà không nộp tiền chuyển vào ngân sách Nhà nước.

Tổng cộng bà Hạnh đã đưa hối lộ 22 lần, với số tiền hơn 31 tỷ đồng cho 8 cá nhân. Trong đó, ông Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) nhận 1,1 tỷ đồng để giúp cho Công ty Xuyên Việt Oil. Còn ông Lê Đức Thọ bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 13,8 tỷ đồng, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi hơn 22 tỷ đồng.

Bị cáo Đặng Công Khôi (Cục phó Cục Quản lý giá Bộ Tài chính) bị cáo buộc nhận hối lộ từ Mai Thị Hồng Hạnh với số tiền 20.000 USD, tương đương 459 triệu đồng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Người phụ nữ lãnh đạo đường dây đánh bạc online, số tiền giao dịch trên 50 tỷ đồng

Ngày 25/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an thành phố Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình, triệt phá một đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề với quy mô hơn 50 tỷ đồng.Đường dây này do đối tượng Phan Thị Thu Hà (SN 1978, trú tại xã Tam Ngọc, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) cầm đầu.Qua công tác nắm tình hình trên không gian mạng, lực lượng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Quảng Nam, đã phát hiện một số đối tượng tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới hình thức ghi lô đề cho nhiều đối tượng trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và các huyện lân cận.Các đối tượng sử dụng mạng xã hội, sim rác để nhận ghi lô đề, và sử dụng tài khoản ngâ...

Tin tức 1
Phụ nữ bị chấn thương sọ não sau khi bị 2 kẻ giật túi xách ở TPHCM

Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TPHCM phối hợp với Công an quận Phú Nhuận lấy lời khai Phạm Trung Trưởng (SN 1996, ngụ quận Bình Thạnh) và Nguyễn Quang Sáng (SN 1988, ngụ quận Tân Bình) để điều tra về hành vi Cướp giật tài sản.Trưởng (bên trái) và Sáng bị cảnh sát bắt giữ (Ảnh: Công an cung cấp).Tối 22/12, Trưởng và Sáng chở nhau bằng xe máy, chạy trên đường Hoa Lan, quận Phú Nhuận. Thấy bà N.T.G. (SN 1965, ngụ quận Phú Nhuận) đeo 1 túi xách đi bộ, 2 nghi phạm áp sát, giật tài sản khiến nạn nhân ngã đập đầu xuống đường, được chẩn đoán chấn thương sọ não.Nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Công an quận Phú Nhuận vào cuộc điều tra, xác định Trưởng và Sáng gây ra vụ cướp giật trên.Sau khoảng 6 giờ xảy ra vụ việc, 2 nghi phạm đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.  Theo cả...

Tin tức 1
Tiếng nói bảo vệ của cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ trong chuyến bay giải cứu

Ngày xét xử đầu tiên (24/12) phiên tòa "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2 kết thúc với những diễn biến khá nhanh; các bị cáo đều nhận tội, không kêu oan, chấp nhận cáo buộc trong cáo trạng.Sau khi đại diện VKS công bố bản luận tội và đề nghị mức án, HĐXX dành thời gian cho các bị cáo tự bào chữa. Vừa muốn bà con được giảm giá vừa muốn hưởng lợi "ở mức độ phù hợp"Là bị cáo duy nhất bị truy tố 2 tội danh, cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng đã kể lại quá trình "thương lượng" giá cả với đơn vị tổ chức chuyến bay, cách ly mà bị cáo vẫn tự hào là mình làm rất tốt.Trước tòa, bị cáo nói rằng bản thân rất "sót ruột" khi chứng kiến bà con ở nước ngoài phải khổ sở, vất vả và mất rất nhiều tiền để có thể về Việt Nam. Do đó, ông Tùng kể đã phải đích thân thuyết phục các khách sạn đồ...