Mắc vi khuẩn 'ăn thịt' sau 10 ngày mắc sốt chưa đỡ: Phát hiện muộn mang lại hậu quả nghiêm trọng

Sốt cao nhiều ngày mới biết mắc Whitmore

Khoảng ba tuần trước khi nhập viện, anh L.S.H., 36 tuổi, ở Thanh Hóa xuất hiện triệu chứng sốt kéo dài, kèm theo đau mỏi cơ thể, 

Anh H. đã tự mua và dùng thuốc hạ sốt tại nhà 10 ngày nhưng không đỡ. Sau đó, anh đến khám tại cơ sở y tế địa phương và được kê đơn thuốc ngoại trú.

Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện, anh H. sốt cao liên tục và khó thở ngày càng nghiêm trọng.

Ngày 3/11, anh H. được chuyển đến bệnh viện tuyến tỉnh, các bác sĩ chẩn đoán anh bị sốt nhiễm khuẩn. Tại đây, bệnh nhân được đặt nội khí quản, thở máy và lọc máu liên tục.

Bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).

Kết quả cấy máu xác định bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, tác nhân gây bệnh Whitmore.

Sau 6 ngày điều trị tích cực nhưng không có nhiều cải thiện, anh H. được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Tại đây, anh H được chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, nhiễm khuẩn huyết do B.pseudomallei.

Theo thông tin từ gia đình, anh làm nghề máy xúc và có tiền sử đái tháo đường được phát hiện một năm trước nhưng không được theo dõi và điều trị thường xuyên.

Tại khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh phối hợp, kháng nấm và lọc máu liên tục. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, anh xuất hiện tình trạng tràn khí dưới da ở vùng cổ và ngực.

Kết quả chụp X-quang và CT phát hiện khí tràn màng phổi và trung thất, gây chèn ép tim cấp.

Anh H. được phẫu thuật mở khoang trung thất để giải áp. Mặc dù vậy, tình trạng suy hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân vẫn không cải thiện, bệnh nhân được đặt VV ECMO (oxy hóa máu qua màng ngoài cơ thể) để hỗ trợ.

Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng sốc nhiễm trùng, suy đa tạng ( bao gồm suy gan, suy thận và suy hô hấp), duy trì vận mạch, lọc máu liên tục.

Nội soi phế quản bệnh nhân phát hiện nhiều dịch mủ và giả mạc bám đầy niêm mạc phế quản, hậu quả nghiêm trọng của vi khuẩn gây tổn thương phổi.

ThS.BS Lê Thị Huyền, khoa Hồi sức tích cực thông tin: "Hiện tại, bệnh nhân vẫn phải sử dụng VV ECMO và lọc máu liên tục. Chức năng tuần hoàn đã cải thiện khi không còn cần đến vận mạch, nhưng chức năng phổi vẫn còn rất yếu, cần theo dõi và hỗ trợ tích cực.

Tình trạng thận của bệnh nhân đã có dấu hiệu cải thiện, nhưng vẫn cần duy trì lọc máu".

Cảnh giác với môi trường ô nhiễm

Theo BS Huyền, bệnh nhân H. làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm, kết hợp với nền bệnh lý đái tháo đường không kiểm soát, đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.

Whitmore là một bệnh lý nguy hiểm, diễn tiến âm thầm, thường ở dạng bán cấp với triệu chứng không điển hình như sốt kéo dài. Điều này khiến bệnh nhân khó nhận biết và tiếp cận điều trị sớm.

"Bệnh Whitmore hiện chưa có vaccine phòng ngừa, vì vậy biện pháp phòng ngừa chính là tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

Người dân không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại nơi bị ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng", BS Huyền khuyến cáo.

Cũng theo chuyên gia này, khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, người dân sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Đặc biệt, những người có bệnh nền như đái tháo đường nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước ô nhiễm.

Nếu phải làm việc trong môi trường nguy cơ cao, người dân cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ, bao gồm găng tay, ủng và quần áo bảo hộ. Khi có triệu chứng bất thường như sốt kéo dài, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc tại nhà.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Thủ phạm gây đột quỵ cho thanh niên 26 tuổi được xác định là thói quen ưa thích của nhiều người

Với áp lực học tập và công việc ngày càng gia tăng, nhiều người trẻ tuổi đang hy sinh sức khỏe của mình mà không hề hay biết.Mới đây, trang EDH đưa tin về trường hợp một nam thanh niên 26 tuổi ở Trung Quốc bị đột quỵ.Theo lời kể của bố bệnh nhân, con trai ông đã dành hàng tháng trời chỉ ngồi một chỗ học bài chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia. Xuyên suốt 12 giờ mỗi ngày, nam thanh niên này không vận động.Chỉ mới 26 tuổi, nam thanh niên đã bị đột quỵ não (Ảnh: Getty).Bên cạnh đó, bữa ăn của anh chỉ toàn đồ chiên rán và nước uống có đường. Nửa năm trước, bi kịch xảy ra khi anh chuẩn bị ăn gà rán vào lúc tối muộn. Bất ngờ, cánh tay phải của anh mất hoàn toàn sức lực, làm cả túi đồ ăn rơi xuống sàn.Ngay lập tức, anh được đưa đến bệnh viện và chẩn đoán đột quỵ não. May mắn, sau ca phẫu thuật lấy huyết...

Tin tức 1
Tự trị mề đay cần cẩn trọng với tác dụng phụ

Nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi thời tiết giao mùa PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Miễn dịch Vinmec - VinUni, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng kiêm Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, cho biết, mề đay là một bệnh lý thường gặp.Khoảng 40% dân số bị mề đay ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Trong đó, 0.5-1% dân số có thể bị mề đay mạn tính, được định nghĩa là tình trạng mề đay kéo dài trên 6 tuần.Đây là nội dung được chia sẻ tại tọa đàm Mề đay cấp và mạn tính do thời tiết giao mùa - Sống chung với "địch" hay đối đầu để kiểm soát bệnh hiệu quả? diễn ra ngày 20/12 tại báo Dân trí.PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh và ThS.BS Thục Thanh Huyền tại buổi tọa đàm (Ảnh: Thành Đông).Với mề đay cấp, nguyên nhân thường gặp là do phản ứng của cơ thể với...

Tin tức 1
Hoa quả và rau xanh có thể giúp làm giảm nồng độ cồn trong cơ thể?

Ăn hoa quả, rau xanh có làm loãng nồng độ cồn?Trong các buổi tiệc tùng hay họp mặt bạn bè, rượu bia dường như là thức uống không thể thiếu. Tuy nhiên, sau những cuộc vui ấy, không ít người phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi, đau đầu, nôn nao, thậm chí kiệt sức.Một số người thường ăn rau xanh, trái cây hoặc uống nước ép với hy vọng làm loãng nồng độ cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay chỉ là một mẹo dân gian không có căn cứ khoa học?Càng về cuối năm, các cuộc hội hè lại càng nhiều (Ảnh: Minh Nhật).Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, đây không phải là cách "giải rượu" thần kỳ nhưng có thể mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể.Cơ chế chuyển hóa cồn trong cơ thểTheo BS Mạnh, khi rượu bia được đưa vào cơ thể, cồn (ethanol)...