Sáng 20/11, một lãnh đạo xã Ea Knuếc (huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ việc thương tâm sau khi 2 cháu nhỏ ăn thịt cóc.
Theo thông tin ban đầu, trưa 19/11, do bố mẹ đi vắng, em Y.T.N. (11 tuổi) tự nấu thịt cóc cho mình và em gái 5 tuổi cùng ăn.
Ăn thịt cóc tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro gây ngộ độc (Ảnh: SKĐS).
Sau ăn, cả 2 anh em có biểu hiện khó thở, tím tái và được người thân phát hiện, đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên.
Tuy nhiên, người anh đã tử vong vào tối cùng ngày, còn người em gái đang được điều trị tích cực tại bệnh viện.
"Bình thường người dân trong vùng chúng tôi vẫn ăn thịt cóc, có thể do các cháu nhỏ đã nấu nhưng không sơ chế kỹ. Ăn trúng nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc đều có thể bị ngộ độc", vị lãnh đạo xã Ea Knuếc chia sẻ.
Được biết, gia đình của các nạn nhân đều rất khó khăn nên đã được một đơn vị hỗ trợ hòm 0 đồng và phía chính quyền địa phương cũng đến thăm hỏi, hỗ trợ công tác mai táng.
Với áp lực học tập và công việc ngày càng gia tăng, nhiều người trẻ tuổi đang hy sinh sức khỏe của mình mà không hề hay biết.Mới đây, trang EDH đưa tin về trường hợp một nam thanh niên 26 tuổi ở Trung Quốc bị đột quỵ.Theo lời kể của bố bệnh nhân, con trai ông đã dành hàng tháng trời chỉ ngồi một chỗ học bài chuẩn bị cho kỳ thi quốc gia. Xuyên suốt 12 giờ mỗi ngày, nam thanh niên này không vận động.Chỉ mới 26 tuổi, nam thanh niên đã bị đột quỵ não (Ảnh: Getty).Bên cạnh đó, bữa ăn của anh chỉ toàn đồ chiên rán và nước uống có đường. Nửa năm trước, bi kịch xảy ra khi anh chuẩn bị ăn gà rán vào lúc tối muộn. Bất ngờ, cánh tay phải của anh mất hoàn toàn sức lực, làm cả túi đồ ăn rơi xuống sàn.Ngay lập tức, anh được đưa đến bệnh viện và chẩn đoán đột quỵ não. May mắn, sau ca phẫu thuật lấy huyết...
Nỗi ám ảnh của nhiều người mỗi khi thời tiết giao mùa PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Miễn dịch Vinmec - VinUni, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng kiêm Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, cho biết, mề đay là một bệnh lý thường gặp.Khoảng 40% dân số bị mề đay ít nhất 1 lần trong cuộc đời. Trong đó, 0.5-1% dân số có thể bị mề đay mạn tính, được định nghĩa là tình trạng mề đay kéo dài trên 6 tuần.Đây là nội dung được chia sẻ tại tọa đàm Mề đay cấp và mạn tính do thời tiết giao mùa - Sống chung với "địch" hay đối đầu để kiểm soát bệnh hiệu quả? diễn ra ngày 20/12 tại báo Dân trí.PGS.TS.BS Nguyễn Văn Đĩnh và ThS.BS Thục Thanh Huyền tại buổi tọa đàm (Ảnh: Thành Đông).Với mề đay cấp, nguyên nhân thường gặp là do phản ứng của cơ thể với...
Ăn hoa quả, rau xanh có làm loãng nồng độ cồn?Trong các buổi tiệc tùng hay họp mặt bạn bè, rượu bia dường như là thức uống không thể thiếu. Tuy nhiên, sau những cuộc vui ấy, không ít người phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi, đau đầu, nôn nao, thậm chí kiệt sức.Một số người thường ăn rau xanh, trái cây hoặc uống nước ép với hy vọng làm loãng nồng độ cồn, giúp tỉnh táo nhanh hơn. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả hay chỉ là một mẹo dân gian không có căn cứ khoa học?Càng về cuối năm, các cuộc hội hè lại càng nhiều (Ảnh: Minh Nhật).Theo ThS.BS Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Bệnh Mạch máu Việt Nam, đây không phải là cách "giải rượu" thần kỳ nhưng có thể mang lại những lợi ích nhất định cho cơ thể.Cơ chế chuyển hóa cồn trong cơ thểTheo BS Mạnh, khi rượu bia được đưa vào cơ thể, cồn (ethanol)...