Bộ Công Thương hợp nhất nhiều cục, vụ để tiếp nhận 6 'ông lớn' Nhà nước

Ngày 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, đề xuất phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy tại Bộ Công Thương.

Về phương án dự kiến sắp xếp tổ chức bộ máy, Bộ Công Thương cho biết trong thời gian tới sẽ kết thúc hoạt động của các Ban Cán sự đảng, lập Đảng bộ Bộ Công Thương trực thuộc Đảng bộ Chính phủ theo yêu cầu và kế hoạch của Bộ Chính trị.

Kết thúc hoạt động của Văn phòng Ban Cán sự Đảng, chuyển nhiệm vụ về Đảng bộ Bộ Công Thương; sắp xếp, kiện toàn cơ cấu, tổ chức các bộ phận thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Về phương án dự kiến sắp xếp các đơn vị thuộc Bộ, Bộ Công Thương cho biết sẽ kết thúc mô hình tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường. Thành lập Cục Quản lý giám sát thị trường nội địa trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy cơ quan Tổng cục Quản lý thị trường và Vụ Thị trường trong nước.

Đồng thời chuyển 63 Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố và kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

- Hợp nhất Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo và Cục Điều tiết điện lực, tên đơn vị mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Điện lực.

- Hợp nhất Cục Công Thương địa phương, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Khoa học và Công nghệ, tên Cục mới sau sắp xếp dự kiến là Cục Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

- Đổi tên Vụ Kế hoạch - Tài chính thành Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp. Chuyển chức năng tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp và thương mại địa phương của Cục Công Thương địa phương về Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp.

Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối (Ảnh: Moit).

- Chuyển chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp của Cục Công Thương địa phương về Cục Công nghiệp. Đối với các đơn vị khác thuộc Bộ, tiếp tục nghiên cứu, sắp xếp, đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm các tổ chức bên trong.

Đối với các doanh nghiệp thuộc Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, Bộ Công Thương tiếp nhận chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với 6 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam.

Đối với đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương sáp nhập Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương vào Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương. Thực hiện phương án nêu trên, số đầu mối trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương giảm 5 đơn vị (từ 28 đơn vị xuống còn 23 đơn vị), tức giảm 17,8% số đầu mối.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ngoài cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương sắp xếp 8 trường cao đẳng trực thuộc Bộ đóng trên địa bàn các tỉnh, thành phố Thái Nguyên, Phú Thọ và Hà Nội trong năm 2024-2025 (giảm 4 trường cao đẳng).

Cụ thể, sáp nhập Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên vào Trường Cao đẳng thương mại và du lịch; sáp nhập Trường Cao đẳng công nghệ và kinh tế công nghiệp vào Trường Cao đẳng công nghiệp Việt - Đức; sáp nhập Trường Cao đẳng công thương Phú Thọ vào Trường Cao đẳng công nghiệp thực phẩm; sáp nhập Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội vào Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật Thương mại.

Sắp xếp 2 viện vào 2 trường đại học như sau: Sáp nhập Viện Nghiên cứu, Thiết kế, Chế tạo Máy nông nghiệp vào Trường Đại học Công nghiệp Việt - Hung; sáp nhập Viện Nghiên cứu dầu và Cây có dầu vào Trường Đại học Công Thương TPHCM.

Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo của Chính phủ hoàn thành gửi Bộ Nội vụ trước ngày 15/1/2025 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng xem xét, quyết định.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Giá vàng miếng SJC giảm 1,3 triệu đồng/lượng sau một tuần

Kết thúc tuần giao dịch từ ngày 16/12 đến ngày 22/12, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 81,8-83,8 triệu đồng/lượng (mua - bán).Giá vàng miếng "khởi động" tuần trước ở mức 82,6-85,1 triệu đồng/lượng (mua - bán). Như vậy, sau một tuần giao dịch, giá chiều mua đã "bốc hơi" 800.000 đồng trong khi giá chiều bán giảm 1,3 triệu đồng. Giá vàng nhẫn tròn trơn kết tuần được niêm yết tại 81,8-83,6 triệu đồng/lượng (mua - bán). Mặt hàng này cũng giảm 800.000 đồng mỗi chiều sau một tuần.Tại Bảo Tín Mạnh Hải, giá vàng miếng được niêm yết tại 82,40-84,40 triệu đồng/lượng (mua - bán), còn vàng nhẫn tại đây được giao dịch tại 83-84,40 triệu đồng/lượng (mua - bán).Giá vàng thế giới rạng sáng 23/12 theo giờ Việt Nam trượt khỏi mốc 2.650 USD,  giao dịch quanh 2.622 USD/ounce, giảm 3 US...

Tin tức 1
Con trai Elon Musk và Tổng thống Trump: Mẹ Elon Musk chia sẻ về mối quan hệ của họ

Ở tuổi 53, Elon Musk đã trở thành người giàu nhất thế giới, với khối tài sản khổng lồ hàng trăm tỷ USD. Ông hiện điều hành 2 công ty công nghệ hàng đầu thế giới là Tesla và SpaceX.Tổng thống Trump đã thành công trở lại Nhà Trắng và vị tổng thống đắc cử cũng muốn tỷ phú tham gia vào bộ máy chính quyền.Bà Maye Musk, mẹ của tỷ phú Elon Musk, đã bày tỏ sự vui vẻ về tình bạn đang phát triển giữa con trai bà và tổng thống Trump trong một cuộc phỏng vấn mới đây với Fox Business. Bà cho biết: "Họ có vẻ như đang rất vui vẻ, và điều đó thật tuyệt khi cả hai đều cảm thấy như vậy"."Elon rất quý trọng ông ấy và cảm thấy rất vui mừng khi thấy nước Mỹ đang bước vào một giai đoạn mới đầy triển vọng", bà Maye nói thêm.Bà cho biết mình chỉ có cơ hội gặp gỡ cả 2 người đàn ông một vài lần khi sống ở New York...

Tin tức 1
Sầu riêng Việt Nam chịu áp đảo kiểm tra từ EU, tần suất lên đến 20%

Ngày 18/12, Liên minh châu Âu (EU) đã đăng công báo sửa đổi quy định về việc tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp khẩn cấp quản lý việc đưa một số hàng hóa từ nước thứ ba vào Liên minh châu Âu.Trong đó, đáng chú ý, sầu riêng Việt Nam vào EU sẽ bị tăng tần suất giám sát tại cửa khẩu. Cụ thể, sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật với tần suất 20%, tăng 10% so với trước do không tuân thủ các quy định về ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Trước đó, hồi đầu năm, lần đầu tiên sầu riêng Việt Nam xuất khẩu vào EU bị đưa vào diện kiểm tra dư lượng này với tần suất 10%. Trong năm nay, tại Việt Nam, đã có nhiều trường hợp vi phạm không tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh khi xuất khẩu và gian lận...