Mu bàn tay có thể tiết lộ nhiều điều về sức khỏe tổng thể của chúng ta. Theo EDH, các thay đổi nhỏ ở vùng da, mạch máu, móng tay hay lượng mỡ trên mu bàn tay có thể là "tín hiệu" cảnh báo sớm về những vấn đề tiềm ẩn bên trong cơ thể.
Bác sĩ người Trung Quốc Hoàng Xuân đã chỉ ra 5 dấu hiệu phổ biến ở mu bàn tay mà bất cứ ai cũng nên lưu tâm để kịp thời bảo vệ sức khỏe:
1. Da mu bàn tay mất đi độ bóng mịn
5 dấu hiệu trên lòng bàn tay cảnh báo bệnh trong cơ thể (Video: Nguyễn Đấu)
Làn da trên mu bàn tay phản ánh trực tiếp khả năng tuần hoàn máu và tình trạng sức khỏe của hệ mạch máu ngoại vi. Ở những người khỏe mạnh, da thường mịn màng và có độ bóng nhất định. Nếu da trở nên thô ráp, mất bóng hoặc xỉn màu, đây có thể là dấu hiệu của sự lưu thông máu kém.
Nguyên nhân tiềm ẩn: Mạch máu bị xơ cứng, khả năng co giãn kém hoặc thiếu máu đến các mô da.
Lời khuyên: Tăng cường vận động thể chất để cải thiện tuần hoàn máu. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, E để nuôi dưỡng làn da từ bên trong.
2. Xuất hiện đốm nám hoặc sắc tố đậm màu
Các đốm sắc tố trên mu bàn tay thường được coi là dấu hiệu của lão hóa. Tuy nhiên, nếu tình trạng này ngày càng rõ rệt hoặc đột ngột xuất hiện, bạn cần chú ý đến sức khỏe nội tiết và chuyển hóa.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Rối loạn hormone ở tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận có thể kích thích sản sinh melanin, gây tăng sắc tố da.
- Người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải các vấn đề về sắc tố da do tổn thương chức năng trao đổi chất ở tế bào.
Lời khuyên: Duy trì chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế các thói quen xấu như hút thuốc, thức khuya và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
3. Móng tay bị đổi màu, dễ gãy hoặc xuất hiện vết nứt
Móng tay là chỉ số phản ánh sức khỏe dinh dưỡng và chuyển hóa cơ thể. Khi móng tay có màu sắc nhợt nhạt, dễ gãy hoặc xuất hiện vết nứt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Thiếu sắt gây hiện tượng "móng tay hình thìa", cong lên ở các cạnh.
- Thiếu kẽm dẫn đến xuất hiện các đốm trắng nhỏ trên móng.
- Thiếu vitamin B, C làm móng khô, giòn, dễ gãy.
Lời khuyên: Bổ sung thực phẩm giàu protein (thịt, cá, trứng), kẽm (hải sản, hạt) và vitamin từ rau củ, trái cây để giúp móng tay chắc khỏe.
4. Mạch máu nổi rõ bất thường
Khi mạch máu trên mu bàn tay nổi rõ, đây có thể là hiện tượng tự nhiên do da mỏng hoặc tuổi tác. Tuy nhiên, nếu mạch máu nổi bất thường kèm theo triệu chứng đau nhức hoặc sưng tấy, bạn nên cẩn trọng.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Bệnh giãn tĩnh mạch thường xảy ra khi van tĩnh mạch hoạt động kém, gây ứ đọng máu.
- Khi cơ thể thiếu nước, da mất độ đàn hồi, làm mạch máu nổi bật hơn.
Lời khuyên: Uống đủ nước mỗi ngày và kiểm tra sức khỏe tim mạch nếu có triệu chứng bất thường.
5. Mu bàn tay quá gầy hoặc tích tụ mỡ
Sự phân bố mỡ ở mu bàn tay cũng là một chỉ số sức khỏe quan trọng. Khi mu bàn tay quá gầy hoặc tích tụ mỡ bất thường, đây có thể là biểu hiện của sự mất cân đối dinh dưỡng hoặc các rối loạn chuyển hóa.
Nguyên nhân tiềm ẩn:
- Mu bàn tay gầy, xương nhô rõ là dấu hiệu của suy dinh dưỡng hoặc mất cơ bắp, thường gặp ở người lớn tuổi hoặc người có chế độ ăn thiếu cân bằng.
- Tích tụ mỡ bất thường cảnh báo nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường, khi mỡ phân bố không đồng đều và dễ gây rối loạn chuyển hóa.
Lời khuyên: Với tình trạng quá gầy, tăng cường thực phẩm giàu protein và các bài tập tăng cơ. Nếu mỡ tích tụ nhiều, hãy kiểm tra nguy cơ rối loạn nội tiết và điều chỉnh chế độ ăn uống.
Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay Việt Nam ghi nhận hơn 20.000 trường hợp nghi sởi, trong đó có gần 5.000 ca dương tính, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca nghi sởi cao hơn 52,9 lần, số sởi dương tính cao hơn 111 lần.Trẻ mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi Hà Nội (Ảnh: Minh Nhật).Trên thế giới, số mắc sởi cũng tăng cao, với 10,3 triệu ca mắc năm 2023, tăng 20% so với năm 2022, trong đó có hơn 107.000 ca tử vong, chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.WHO đã đưa ra cảnh báo về việc gia tăng số ca mắc sởi và nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều khu vực trên toàn thế giới.Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhằm tăng cường các biện pháp phòng dịch sởi, Bộ Y tế đã tiến...
Thời gian gần đây, nhiều bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn đã được ghi nhận ở khu vực phía Nam.Điển hình là trường hợp của ông L.T.B. (58 tuổi, ngụ tỉnh Long An). Khai thác bệnh sử, trong lúc dọn cây ngoài vườn, ông có cảm giác đau bàn tay trái, khi nhìn lại thì thấy vết thương nhỏ đang rỉ máu.Ngay sau đó, người nhà đã nhanh chóng đưa ông đến bệnh viện trong tình trạng đau nhức nhiều kèm theo sưng, bầm tím quanh vùng cắn. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định ông bị rắn lục đuôi đỏ cắn.Ông B. bị rắn cắn trong lúc dọn vườn (Ảnh: BV).Tương tự, ông P.V.C. (58 tuổi) khi dọn dẹp bãi đất ngoài vườn đã bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào gót chân bên phải. Sau tai nạn, ông C. cảm thấy choáng váng, gót chân sưng nhanh chóng, môi và lưỡi đều bị tê.Tại bệnh viện, cả hai người bệnh được đội ngũ bác sĩ nhanh chóng...
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Nội tiết Thế giới được công bố hồi tháng 9, việc thường xuyên tiêu thụ caffeine ở mức vừa phải có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ phát huy khi mọi người nạp một lượng caffeine vừa phải mỗi ngày. Trong trường hợp nếu nạp quá nhiều, caffeine có thể gây ra tác dụng ngược, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu của 360.000 người trong độ tuổi 37-73 từ UK Biobank, so sánh những người không tiêu thụ bất kỳ loại caffeine nào hoặc nạp ít hơn 100 mg caffeine/ngày với những người nạp 200-300 mg caffeine/ngày.Kết quả cho thấy nhóm thứ hai có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ít hơn tới 41-48%.Tiêu thụ cà phê với lượng vừa phải có khả năng hạn chế bệnh tim...