Người nông dân bán 3 con bò mỗi học kỳ để nuôi con gái học RMIT, gây chú ý trên mạng

Video đôi chân của bố nhận "bão like"

Một đoạn video ghi lại hình ảnh đôi chân lấm lem bùn đất của ông Trần Văn Lộc (SN 1971), nông dân tại huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), đang lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội gần đây.

Video được đăng tải bởi con gái ông là Trần Thị Ái Vi (SN 1997), kèm theo những dòng chia sẻ đầy tự hào: "Đây là bàn chân của bố tôi mỗi ngày, bộ đồ bố mặc mỗi ngày. Nhìn vậy thì cũng không ai nghĩ bố từng nuôi mình học đại học RMIT luôn. Vì bố mình vất vả như vậy nên đừng hỏi tại sao lúc nào cũng thấy mình làm việc, cày ngày cày đêm nha. Ham làm việc là cái máu, truyền từ bố sang con".

Sau khi được chia sẻ, video nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt thích, chia sẻ và bình luận. Cộng đồng mạng bày tỏ sự ngưỡng mộ hình ảnh giản dị của ông Lộc với đôi chân trần đứng trong vườn hoa và nụ cười hiền hậu, hết lòng vì con cái.

Hình ảnh đôi chân lấm lem của ông Lộc được con gái chia sẻ trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình).

Trao đổi với phóng viên Dân trí, chị Ái Vi cho biết cha mình chỉ là một người nông dân thuần túy tại Lâm Đồng, chỉ học hết lớp 5 rồi phải nghỉ học để đi chăn bò kiếm sống. Thế nhưng, ông luôn mong muốn con mình được tiếp cận với nền giáo dục tốt nhất. Chính vì vậy, ông luôn chăm chỉ làm việc từ sáng đến tối.

"5h bố dậy rửa chén, lau nhà, pha trà, sau đó ra vườn làm đến tận 18h. Tối bố về ăn cơm, trốn mẹ đi nhậu một tiếng, rồi bị càm ràm xong mới đi ngủ", chị hài hước chia sẻ.

Câu chuyện càng gây chú ý hơn khi chị Vi tiết lộ, dù quần áo sờn bạc, đôi chân thường xuyên lấm lem bùn đất nhưng chính bố đã nuôi lớn chị và đưa chị đến với Trường Đại học RMIT - ngôi trường quốc tế nổi tiếng với mức học phí cao.

"Con thích thì cứ học, không đủ tiền thì bán đất"

"Nhà tôi không khá giả gì đâu. Bố tôi làm nông dân, trồng hoa và chăn nuôi. Hồi đó, mỗi lần đóng học phí, bố phải bán vài con bò. Tôi nghĩ chắc tôi là sinh viên nghèo nhất RMIT rồi", chị Vi nói.

Chị cũng tiết lộ, quyết định cho chị học trường quốc tế cũng được bố đưa ra trong một lần tình cờ. "Hồi đó, bố thấy tôi đang mở hình của một người bạn học tại đây. Bố hỏi trường nào mà đẹp vậy, tôi bảo đây là trường quốc tế, học phí đắt lắm. Thế là bố tuyên bố ngay: "Con thích thì cứ học, bố lo được, không đủ tiền thì bán đất"".

Dù không phải bán đất như lời tuyên bố, ông Lộc lần lượt bán từng con bò để con gái được học hành đến nơi đến chốn. Với ông, đầu tư vào giáo dục là điều không bao giờ tiếc.

Chị Ái Vi luôn tự hào khi bố là một người nông dân chân chất (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Theo lời kể của chị Vi, thời điểm chị học RMIT, mỗi môn học có mức học phí trên dưới 29 triệu đồng, mỗi học kỳ cần đóng khoảng 3 môn. Như vậy, chi phí rơi vào khoảng 90 triệu đồng. Để có số tiền này, ông Lộc phải bán 3 con bò.

"Tôi không được học nhiều nên thấy con ham học thì rất mừng. Miễn là con muốn học, tôi luôn sẵn sàng lo cho con", ông Lộc chia sẻ.

Dù được bố hết lòng ủng hộ, chị Vi không ỷ lại. Trong thời gian học đại học, chị làm thêm nhiều công việc cùng lúc, từ gia sư đến thực tập sinh marketing, để tự lo chi phí sinh hoạt bởi bố luôn căn dặn chị phải sống tử tế, kiếm tiền bằng chính đôi tay của mình và không được làm điều gì để phải hổ thẹn với lương tâm.

Sau khi tốt nghiệp ngành Thương mại, chị Vi nhận được học bổng 50% chương trình Thạc sĩ ngành Thương mại Quốc tế của trường. Chị Vi tiết lộ, một trong những yếu tố giúp chị giành được học bổng chính là câu chuyện về ước mơ của bố.

Cố gắng học, đem kiến thức thu nhận được về giúp gia đình là cách chị Ái Vi báo hiếu (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

Trong bài luận xin học bổng, chị viết: "Bố tôi là nông dân trồng hoa, gia đình nghèo nên không có điều kiện học cao nhưng bố đã dành hết những gì bố có để đầu tư cho tôi đi học. Vì vậy, tôi muốn học những kiến thức này để thực hiện ước mơ của bố là xuất khẩu nông nghiệp".

Nói về con gái, ông Lộc không giấu được niềm vui. "Tôi rất tự hào về con gái. Con không phụ giúp nhiều trong việc trồng trọt nhưng tôi thấy con vui vẻ, hạnh phúc với cuộc sống của mình thì cũng mãn nguyện rồi. Tôi cũng không muốn dành lời khen gì cho con, khen nhiều sẽ sinh ra tự mãn là điều không hay", ông Lộc bày tỏ.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
3 mẹ con gặp nạn thương tâm khi tường bên đường đột ngột đổ sập

Đoạn video được trích xuất từ camera giám sát cho thấy, 3 nạn nhân đang đi bộ trên đường, bức tường bất ngờ đổ sập xuống vùi lấp 2 người. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, các nạn nhân không kịp phản ứng.Được biết, 3 người gặp nạn trong sự việc là mẹ con. Trước đó, người mẹ 47 tuổi cãi nhau to tiếng với chồng. Trong cơn tức giận, cô bỏ ra khỏi nhà, 2 đứa con chạy theo mẹ. Khi 3 mẹ con đang đi bộ trong một ngõ nhỏ, sự việc đau lòng xảy ra.Anh Rohani Karo - cư dân sống ở đối diện hiện trường - cho biết, khi bức tường sập xuống, một tiếng động lớn phát ra. Người đàn ông này hốt hoảng, tưởng một trạm biến áp của ngành điện lực bị nổ. "Tôi giật mình hoảng hốt, tưởng tượng như có một trận động đất vừa xảy ra", anh Rohani nói.Bức tường đổ ập xuống khiến gạch, bê tông vương vãi khắp nơi, văng vào cả n...

Tin tức 1
Mẹ U50 ở Hải Phòng tỏa sáng như gái đôi mươi trong đám cưới con gái

Mới đây, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip quay cảnh con gái và mẹ cùng chụp hình trong ngày lễ ăn hỏi. Người mẹ mặc áo dài màu hồng, trang điểm trong trẻo đứng cạnh con gái đôi mươi trẻ trung, xinh đẹp. Đoạn clip thu hút hơn 450.000 lượt xem cùng hàng nghìn lượt bình luận.Cư dân mạng dành cho cô dâu và người mẹ nhiều lời khen ngợi: "Hai mẹ con như hai chị em", "Mẹ cô dâu đẹp như hoa hậu", "Mẹ cô dâu trẻ quá. Nét đẹp mộc mạc xưa, xem clip mà không đoán được cô bao nhiêu tuổi".Một số ý kiến băn khoăn, không biết vẻ ngày thường của mẹ cô dâu ra sao hay hình ảnh trong clip đẹp là nhờ "công nghệ" trang điểm.Cư dân mạng dành cho cô dâu và người mẹ nhiều lời khen ngợi (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Theo tìm hiểu của phóng viên, clip nói trên được quay tại lễ ăn hỏi của cô dâu Vũ Lan Vy (21 tuổi, ở Hải Phò...

Tin tức 1
Khách bỏ quên ví chứa hơn 10 triệu đồng tại Lạng Sơn, chủ nhân vẫn chưa được xác định

Sáng 8/12, anh Đổng Văn Quyết, chủ quán cơm Quyết Hiền (thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng,  tỉnh Lạng Sơn) mở cửa hàng, chuẩn bị đồ ăn phục vụ khách như thường lệ.Khoảng 12h34, một xe khách mang biển kiểm soát Hà Nội, chạy theo hướng từ Lạng Sơn về Hà Nội đưa khách vào quán để ăn trưa. Đoàn khách có 15-16 người, gọi 2 mâm cơm.Sau một giờ ăn uống, khách lần lượt lên xe, tiếp tục di chuyển về Hà Nội. Trong quá trình dọn dẹp bàn ăn, anh Quyết và nhân viên phát hiện một chiếc ví da bị bỏ quên trên ghế.Chiếc ví da và số tiền bên trong (Ảnh: Nhân vật cung cấp)."Nghi ngờ chiếc ví do một khách có mặt trên chuyến xe nói trên bỏ quên, nên tôi đã tiến hành kiểm tra camera. Hình ảnh từ camera cho thấy, vị khách bỏ quên ví tại quán là một nam giới.Giữ ví tại quán trong 3 ngày nhưng không có ai đ...