Điều kiện Ukraine đặt ra để tiếp tục trung chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu

Một đường ống khí đốt của tập đoàn Nga Gazprom (Ảnh: Reuters).

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 19/12 rằng Ukraine có thể cân nhắc tiếp tục trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu với điều kiện Moscow không nhận tiền thanh toán cho mặt hàng này tới khi chiến sự kết thúc.

Trước đó, Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine đến châu Âu, dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm nay. Slovakia, một trong những nước nhận khí đốt, đang nỗ lực để kéo dài thỏa thuận này.

"Chúng tôi sẽ không gia hạn việc trung chuyển khí đốt Nga. Chúng tôi sẽ không cho phép Nga kiếm thêm hàng tỷ USD", ông Zelensky phát biểu trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu ở Brussels.

Tuy nhiên, ông bổ sung: "Nếu quốc gia nào sẵn sàng nhận khí đốt trung chuyển qua lãnh thổ Ukraine mà không trả tiền cho Nga cho đến khi chiến sự kết thúc, thì đó là một khả năng có thể xem xét (tiếp tục trung chuyển khí đốt). Chúng tôi có thể suy nghĩ về điều này".

Ủy ban châu Âu đã tuyên bố rằng họ sẵn sàng đối phó với việc hợp đồng trung chuyển nói trên hết hạn, và tất cả các quốc gia nhận khí đốt Nga qua Ukraine hiện đều có các nguồn cung cấp năng lượng thay thế.

Ông Zelensky cũng chỉ trích Thủ tướng Slovakia Robert Fico, người đã cảnh báo về tác động kinh tế mà Slovakia có thể phải đối mặt nếu mất nguồn khí đốt giá rẻ từ Nga.

"Nói thật, trong thời chiến, thật đáng xấu hổ khi nói về tiền bạc, vì chúng tôi đang mất đi những người dân", ông Zelensky nói.

Ông Zelensky cũng cho biết ông đã nói với ông Fico rằng Ukraine sẵn sàng trung chuyển khí đốt của các nước khác qua cơ sở hạ tầng của mình để đến châu Âu, nhưng cần có sự đảm bảo rằng đây không phải là khí đốt Nga bị đổi tên.

"Chúng tôi cần biết rằng chúng tôi chỉ trung chuyển khí đốt nếu nó không đến từ Nga", ông Zelensky nhấn mạnh.

Trong khi đó, trong buổi họp báo thường niên cuối năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin xác nhận hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ không được gia hạn, nhưng tập đoàn năng lượng Nga Gazprom sẽ chống chịu được với điều này.

Trước đó, một chuyên gia năng lượng cho biết, Nga có thể thiệt hại hàng tỷ USD vì Ukraine khóa van trung chuyển.

"Ukraine cuối cùng cũng đã quyết định cắt đứt sự phụ thuộc vào Nga bằng cách khóa van. Gazprom sẽ mất gần 7 tỷ USD doanh thu từ động thái này, ngoài khoản lỗ 7 tỷ USD của năm ngoái, một đòn giáng mạnh đối với Moscow", James Hill, giám đốc điều hành của MCF Energy (Canada), nói với Newsweek.

Tuy nhiên, việc thỏa thuận trung chuyển khí đốt có thời hạn 5 năm được ký kết vào năm 2019 giữa công ty nhà nước Naftogaz của Ukraine và công ty Gazprom của Nga chấm dứt cũng có thể khiến Kiev mất đi một nguồn doanh thu quan trọng và làm tăng thêm sự bất ổn cho nguồn cung năng lượng của châu Âu vào mùa đông năm nay.

Lượng khí đốt hiện tại chảy qua Ukraine chỉ cung cấp chưa đến 5% nguồn cung của châu Âu, nhưng việc không có thỏa thuận trung chuyển khí đốt Nga cũng khiến Ukraine mất 800 triệu USD mỗi năm tiền phí trung gian, theo Bloomberg.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Trump đe dọa áp thuế nếu châu Âu không tăng mua dầu, khí đốt từ Mỹ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Reuters đưa tin, ông Trump vào ngày 20/12 cho biết EU nên tăng cường nhập khẩu dầu và khí đốt từ Mỹ hoặc đối mặt với các thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của khối, bao gồm ô tô và máy móc.Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, EU đang mua phần lớn dầu và khí đốt xuất khẩu của Mỹ. Ông Trump tuyên bố sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng dầu khí khai thác của đất nước."Tôi đã nói với Liên minh Châu Âu rằng họ phải bù đắp thâm hụt khổng lồ với Mỹ bằng việc mua dầu và khí đốt của chúng tôi với quy mô lớn. Nếu không, thuế quan sẽ áp lên mọi hàng hóa", ông Trump viết trên Truth Social.Ủy ban Châu Âu cho biết họ sẵn sàng thảo luận với ông Trump về cách tăng cường mối quan hệ vốn đã mạnh mẽ, bao gồm cả trong lĩnh vực năng lượng."EU cam kết loại bỏ nhập khẩu năn...

Tin tức 1
Khó khăn lớn đối diện với ông Putin trước nguy cơ mất căn cứ quân sự tại Syria

Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: The American Interest).Cục diện thay đổi nhanh chóngTrong nhiều thập kỷ, Nga đã cố gắng tái lập ảnh hưởng của mình ở Trung Đông. Tuy nhiên, sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria, Moscow có vẻ như đang phải cố gắng cứu vãn tình thế ở mức tốt nhất có thể.Tổng thống Vladimir Putin dường như đã phải tìm cách xoay chuyển các sự kiện ở Syria theo cách đó là một thành công của Nga. Moscow từng tích cực hỗ trợ quân sự cho Tổng thống bị lật đổ Bashar al-Assad trong cuộc nội chiến khốc liệt và kéo dài. Đổi lại, Nga được phép thiết lập 2 căn cứ quân sự quan trọng tại quốc gia này."Cách đây 10 năm, chúng tôi đã đến Syria để giúp ngăn chặn việc tạo lập một vùng đất khủng bố ở đó", ông Putin phát biểu trong cuộc họp báo thường...

Tin tức 1
Elon Musk gây xôn xao chính trường Đức

Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk (Ảnh: Getty).Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Tesla và SpaceX, tỷ phú Elon Musk, đã khiến dư luận ở Berlin "dậy sóng" sau khi bày tỏ quan điểm ủng hộ đảng cực hữu AfD ở nước này."Chỉ có AfD mới có thể cứu được nước Đức", tỷ phú Musk viết trên mạng xã hội X ngày 20/12, không lâu sau khi chính phủ liên minh của Đức sụp đổ tuần trước.AfD đề cao quan điểm "Nước Đức trên hết" theo chủ nghĩa dân túy và chống người nhập cư.Christian Lindner, lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do Đức, hôm 20/12 kêu gọi ông Musk không "vội vàng kết luận từ xa". Nghị sĩ này lập luận: "Mặc dù kiểm soát nhập cư có ý nghĩa quan trọng với Đức, nhưng AfD chống lại tự do và kinh doanh, đó là một đảng cực đoan cực hữu".Vào tháng 5, một thẩm phán đã ra phán qu...