Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi phát biểu kết luận phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng, ngày 21/12.
Nghị quyết số 136 của Quốc hội có hiệu lực từ 1/1/2025, quy định các cơ chế, chính sách ưu tiên về quản lý tài chính, ngân sách Nhà nước; cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược, nhất là các ngành, lĩnh vực như đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển (R&D), dữ liệu, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; cơ chế, chính sách đầu tư, quản lý, khai thác Khu thương mại tự do Đà Nẵng…
Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng (Ảnh: Đoàn Bắc).
Trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu phải phấn đấu đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2025, tạo đà, tạo lực để đạt mức tăng trưởng 2 con số trong những năm tới.
Muốn vậy, ông nhấn mạnh phải có đột phá về thể chế, hạ tầng chiến lược và đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, muốn đất nước phát triển, các địa phương phải phát triển, từng địa phương phải phát huy tối đa tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh.
Nhận định Đà Nẵng vẫn chưa phát triển như mong muốn, chưa khai thác hết tiềm năng, Thủ tướng yêu cầu địa phương nỗ lực hơn nữa, bởi Đà Nẵng bứt phá sẽ kéo theo cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).
Cho biết Việt Nam sẽ xây dựng quốc gia thương mại tự do, Thủ tướng nhấn mạnh trong thực hiện định hướng này, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm, miễn là bảo vệ được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Ông yêu cầu địa phương phát huy mạnh mẽ tinh thần tự lực, tự cường, truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, huy động hiệu quả mọi nguồn lực.
"Đà Nẵng quyết, Đà Nẵng làm, Đà Nẵng chịu trách nhiệm", Thủ tướng lưu ý phải tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu đi đôi với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Ông cũng kỳ vọng các bộ, ngành và Đà Nẵng phải có tư duy đột phá để tạo ra nguồn lực, có tầm nhìn chiến lược để tạo động lực, khát vọng và vượt qua giới hạn của chính Đà Nẵng.
"Phải nghĩ sâu, làm lớn phải quyết liệt, quyết đoán, không lãng phí thời gian và cơ hội", Thủ tướng quán triệt, đồng thời nhắc cần có cơ chế, chính sách để huy động mọi nguồn lực hợp pháp (gồm nguồn lực Nhà nước, nguồn lực tư nhân, nguồn lực xã hội, hợp tác công tư…) trên tất cả lĩnh vực.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại Phiên họp (Ảnh: Đoàn Bắc).
Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu phát triển hạ tầng chiến lược của Đà Nẵng đồng bộ, thông suốt, phát triển nhanh, xanh, thuận lợi, hiện đại và thông minh, đặc biệt là để tập trung khai thác hiệu quả không gian vũ trụ, không gian biển và không gian ngầm.
Cùng với đó, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách thực sự thông thoáng, hiện đại, phù hợp xu thế thế giới và thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh Việt Nam và Đà Nẵng.
Đặc biệt, theo Thủ tướng, Đà Nẵng phải thành lập trung tâm đổi mới và sáng tạo; xây dựng Khu thương mại tự do cùng trung tâm tài chính quốc tế và khu vực.
Những việc này phải làm khẩn trương và đồng bộ theo định hướng nơi nào thuận lợi thì làm, không nhất thiết phải ở những vị trí liền kề nhau; vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
Sáng 21/12, phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài nguyên và Môi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ghi nhận, biểu dương những nỗ lực và kết quả quan trọng mà tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành đã đạt được.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Đình Trung).Bên cạnh những thành tựu, theo Phó Thủ tướng, trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của đất nước, việc xác định vị thế của các ngành, lĩnh vực chưa đạt yêu cầu. Tổ chức bộ máy chưa khoa học, còn chồng chéo, khoảng trống pháp lý chưa được khắc phục triệt để.Trong khi đó, chất lượng môi trường cuộc sống chưa cải thiện triệt để. Vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, đa dạng sinh học, nguồ...
Nội dung này được đề cập trong Chỉ thị vừa ban hành của Thủ tướng về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Trong Chỉ thị này, Thủ tướng Phạm Minh Chính, yêu cầu Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện tốt công tác giải quyết và chi trả các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp bảo đảm đầy đủ, kịp thời cho người hưởng.Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025 nhằm tạo điều kiện cho người thụ hưởng chính sách vui xuân, đón Tết.Thủ tướng chỉ đạo Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội vào kỳ tháng 1/2025 (Ảnh minh họa: Mạnh Quân).Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp...
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN).Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), chiều 18/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội.Cùng dự có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; các Bí thư Trung ương Đảng: Nguyễn Duy Ngọc, Chánh văn phòng Trung ương Đảng; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; lãnh đạo chủ chốt các cơ quan của Bộ Quốc phòng, đại diện lãnh đạo một số bộ, ban, ngành và đại biểu thanh niên Công an nhân dân.Xung kích đi đầu trong thực...