VinaPhone là nhà mạng gần nhất thực hiện 5G phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước (Ảnh: VNPT).
Ngày 26/12, tại tọa đàm "Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh", đại diện các doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam, bao gồm Viettel, VNPT và MobiFone, đã thảo luận về tiềm năng, thách thức và những cơ hội mà công nghệ 5G mang lại trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Đây là sự kiện do Câu lạc bộ Nhà báo Công nghệ Thông tin Việt Nam (ICT Press Club) tổ chức, nhằm thảo luận, đánh giá khách quan các mục tiêu của Nghị quyết 57-NQ/TW, coi 5G là nền tảng cốt lõi để thúc đẩy công nghiệp 4.0 và kinh tế số tại Việt Nam.
Nghị quyết 57: Đòn bẩy thúc đẩy 5G và chuyển đổi số toàn diện tại Việt Nam
Ông Nguyễn Tuấn Huy, Trưởng ban Chuyển đổi số của MobiFone, cho rằng nghị quyết 57 là một quyết sách đúng đắn, tạo điều kiện cho các nhà mạng phát triển mạnh mẽ 5G.
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng để phủ sóng 5G toàn quốc cần đầu tư một số lượng lớn trạm phát sóng và giải quyết các thách thức về hạ tầng, pháp lý và an ninh mạng.
"Muốn phát triển 5G thì cần cơ sở hạ tầng vững chắc, nhưng thực tế hiện nay nhiều nơi chưa đáp ứng được," ông Huy chia sẻ.
Ông lưu ý rằng một số khu vực, đặc biệt là các vùng nông thôn, đang đối mặt với chi phí triển khai rất cao và mật độ dân cư thấp, gây khó khăn trong việc đạt hiệu quả kinh tế từ các dự án 5G.
ICT Press Club công bố 10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024 và tổ chức Tọa đàm: "Thương mại hóa 5G, ứng dụng vào ngành công nghiệp thông minh" (Ảnh: AD).
Về phía VNPT, ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó ban Công nghệ của tập đoàn, khẳng định việc phát triển 5G không chỉ là bước tiến công nghệ, mà còn tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Ông cho biết, VNPT đang nỗ lực triển khai các ứng dụng 5G trong khu công nghiệp, cảng biển và các nhà máy thông minh, tận dụng công nghệ này để cải thiện hiệu suất sản xuất, giảm chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh.
"Chúng tôi sẽ kết hợp 5G với các công nghệ tiên tiến khác như AI, cloud, big data để mang lại giá trị toàn diện cho doanh nghiệp và xã hội," ông Khánh chia sẻ.
Ông cũng chỉ ra rằng việc ứng dụng công nghệ này trong quản lý thông minh tại các cảng biển, như mô hình ePort ở Hải Phòng, đang bước đầu mang lại hiệu quả nhưng vẫn cần cải tiến và mở rộng quy mô.
Cùng chung quan điểm, ông Lê Bá Tân, Trưởng ban Kỹ thuật tập đoàn Viettel, nhấn mạnh vai trò tiên phong của Viettel trong việc triển khai 5G và xây dựng các phòng thí nghiệm 5G tại Hà Nội và TP HCM.
Theo ông Tân, những cơ sở này cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm ứng dụng 5G trước khi đưa vào thực tiễn, đảm bảo khả năng tương thích và hiệu quả.
Ông Tân cũng chia sẻ rằng Viettel đã đạt được 4 triệu thuê bao 5G chỉ sau hai tháng triển khai, chứng minh tiềm năng lớn của công nghệ này tại thị trường Việt Nam .
Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh rằng các ứng dụng nhà máy thông minh hay mạng dùng riêng (Private 5G) đòi hỏi sự đầu tư lớn và cần có sự đồng hành từ phía nhà nước và các quỹ đầu tư để giải quyết bài toán chi phí ban đầu.
Dưới góc độ cơ quan quản lý, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, nhấn mạnh rằng 5G là động lực quan trọng để phát triển hạ tầng số và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ông cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai các chính sách hỗ trợ nhà mạng, bao gồm việc đấu giá băng tần và cấp phép sử dụng tần số, nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ này một cách toàn diện .
Ông cũng cho rằng việc triển khai 5G không nên chỉ tập trung vào vùng đô thị mà cần có kế hoạch mở rộng về vùng sâu vùng xa để đảm bảo phát triển đồng đều.
Thách thức và cơ hội phát triển 5G tại Việt Nam
Bên cạnh các lợi ích, các đại biểu cũng nêu lên những thách thức đáng kể. Trong đó, chi phí đầu tư lớn, thiếu khung pháp lý đồng bộ và mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp là những rào cản chính.
Một trong những góc độ được các đại biểu nêu ra là mức độ sẵn sàng của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận công nghệ mới.
Ông Nguyễn Tuấn Huy cho biết, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của nhà máy thông minh và chuyển đổi số, trong khi 5G chỉ là một phần của bức tranh tổng thể .
Theo khảo sát của MobiFone, có 61% doanh nghiệp tại các khu công nghiệp chưa áp dụng tự động hóa, và 25% chỉ tự động hóa ở mức cơ bản.
Điều này cho thấy tiềm năng lớn nhưng cũng đặt ra bài toán về nhận thức và năng lực tài chính để đầu tư vào các nhà máy thông minh.
"5G không phải là tất cả, mà chỉ là công nghệ kết nối. Doanh nghiệp cần một kế hoạch chuyển đổi số toàn diện để tận dụng lợi ích mà công nghệ này mang lại," ông Huy nhấn mạnh .
Dẫu vậy, các đại biểu đều thống nhất quan điểm khi cho rằng, 5G không chỉ là công nghệ kết nối, mà còn là chìa khóa để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên công nghiệp 4.0.
Tại đó, với sự chỉ đạo sát sao từ Nghị quyết 57 và những nỗ lực không ngừng của các nhà mạng, công nghệ 5G hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi đột phá, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tiềm năng của 5G, Việt Nam cần sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, nhà nước và xã hội, cùng với những chính sách hỗ trợ cụ thể và hiệu quả.
Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng Internet và thông tin trên mạng, các nền tảng mạng xã hội có lưu trữ dữ liệu hoặc có tổng số lượng truy cập thường xuyên tại Việt Nam từ 100.000 lượt trở lên sẽ phải thực hiện xác thực tài khoản của người dùng bằng số điện thoại di động tại Việt Nam.Trong trường hợp người dùng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.Một người dùng Facebook thắc mắc vẫn có thể hoạt động bình thường dù chưa xác thực số điện thoại di động sau ngày 25/12 (Ảnh chụp màn hình).Nghị định nêu rõ chỉ những tài khoản đã xác thực bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân mới được hoạt động, bao gồm đăng thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và c...
Oppo A5 Pro được xem là phiên bản nâng cấp của A3 Pro được trình làng hồi tháng 6 vừa qua.Oppo A5 Pro có độ bền ấn tượng nhưng vẫn sở hữu thiết kế mỏng, nhẹ (Ảnh: Oppo).Điểm nhấn ấn tượng nhất của Oppo A5 Pro đó là được trang bị độ bền tiêu chuẩn quân đội, mà theo Oppo sản phẩm đã vượt qua 14 bài kiểm tra trong các môi trường khắc nghiệt khác nhau.Oppo A5 Pro có khả năng chống bụi, chống nước theo tiêu chuẩn IP69, cho phép ngâm nước ở độ sâu 1,5m trong vòng 30 phút, giúp sản phẩm có thể "sống sót" khi bỏ quên trong máy giặt, bị dính xà phòng, bị đổ nước nóng lên trên… Oppo A5 Pro có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -35 đến 47 độ C.Sản phẩm cũng được trang bị một nút bấm cho phép đẩy nước từ các khe loa và khe hở trên sản phẩm sau khi bị dính nước, giúp không ảnh hưởng đến chất lượng...
Tuy nhiên, tiến độ "cắt gọt" viền màn hình ngày càng chậm lại. Phần viền màn hình trên những chiếc iPhone ra mắt gần đây đã mỏng hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn còn rất xa để công ty có thể tạo ra một thiết bị tràn viền hoàn toàn.Bản dựng về một chiếc iPhone với màn hình tràn viền hoàn toàn (Ảnh: MacRumors).Theo báo cáo từ The Elec, Apple lên kế hoạch tạo ra ít nhất một chiếc điện thoại không viền vào năm 2026. Tuy nhiên, các đối tác trong chuỗi cung ứng của công ty đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu trên.Samsung Display và LG Display được cho là đang phát triển một tấm nền OLED không viền dành cho iPhone. Dù vậy, việc phát hành chính thức vẫn chưa chắc chắn có thể diễn ra vào năm 2026, bởi sự phát triển về công nghệ chưa đủ để loại bỏ tất cả phần viền màn hình."Nếu Apple muốn ra mắ...