Lợi ích không ngờ của tỏi đối với người mắc bệnh mỡ máu cao

Theo Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM), những người có mức cholesterol toàn phần cao (≥240 mg/dL) có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 2 lần. Người trưởng thành trên 20 tuổi nên kiểm tra cholesterol ít nhất 5 năm một lần.

Có rất nhiều thuốc điều trị chứng rối loạn lipid máu, bao gồm sử dụng các chất ức chế HMG-CoA reductase hay còn gọi là các statin, các chất ức chế hấp thu cholesterol, niacin, các chất ức chế acid mật, các fibrate và axit béo omega-3.

Tuy nhiên, không chỉ có thuốc cần kê đơn mà vẫn có những chế phẩm không kê đơn có tác dụng tốt như tỏi. Nhiều người sử dụng tỏi vì các lợi ích cho tim mạch của nó, như giảm huyết áp và cholesterol.

Tỏi chứa axit amin alliin. Khi bị nghiền nát, alliin được chuyển thành allicin, một chất ức chế tổng hợp cholesterol.

Tốt nhất là bạn nên ăn tỏi ở mức độ vừa phải (Ảnh: Shutterstock).

Tuy nhiên, các nghiên cứu lâm sàng đã cho các kết quả trái ngược nhau. Trong các phân tích tổng hợp các nghiên cứu, tỏi đã được chứng minh là cải thiện triglyceride và cholesterol toàn phần, nhưng không có ảnh hưởng đến LDL-C (cholesterol "xấu").

Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy tỏi có tác dụng có lợi lên cholesterol huyết thanh toàn phần và LDL-C. Tác dụng này được thấy khi sử dụng tỏi trong ít nhất 2 tháng. Dữ liệu cho thấy những lợi ích của tỏi trên cholesterol có thể là ngắn hạn, không có lợi ích đáng kể sau 6 tháng.

Theo ThS.BS CKII Hà Hải Nam, Bệnh viện K (Hà Nội), tỏi giúp làm giảm một nửa nguy cơ đau tim và đột quỵ, do có tác dụng làm giảm xơ vữa động mạch (do làm giảm cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt), hạ triglycerid, ức chế tích tụ tiểu cầu gây đông máu.

Theo các nghiên cứu, tỏi có thể giảm 38% nguy cơ mắc bệnh tim, giảm hơn 50% nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Tỏi cũng có tác dụng giảm huyết áp do giảm độ nhớt của máu. Lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng giãn cơ, giãn mạch máu, từ đó giúp giảm huyết áp. Người bệnh tăng huyết áp được khuyên nên ăn vài tép tỏi mỗi sáng để hạ huyết áp.

Ngoài ra, tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Theo nghiên cứu, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrate và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho…

Tác dụng phụ khi ăn tỏi

Tỏi có liên quan đến một số tác dụng phụ và tương tác thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp nhất gồm hôi miệng và mùi cơ thể, đau bụng và ợ nóng.

Tỏi có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và có thể làm tăng nguy cơ chảy máu của bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu nên được cảnh báo về nguy cơ tiềm ẩn này.

Mặc dù không có khuyến nghị chính thức nào về lượng tỏi bạn nên ăn, nhưng các nghiên cứu cho thấy rằng ăn 1-2 tép tỏi (3-6g) mỗi ngày có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi ăn nhiều hơn lượng này, hãy cân nhắc giảm lượng tỏi ăn vào.

Nấu tỏi trước khi ăn cũng có thể giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ như hơi thở có mùi tỏi, các vấn đề về tiêu hóa và trào ngược axit.

Tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên tốt nhất bạn nên thưởng thức loại gia vị thơm ngon này ở mức độ vừa phải và giảm lượng tiêu thụ nếu bạn bắt đầu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Những ai nên tránh việc đi bộ quá nhiều

Bạn có thể đi bộ quá nhiều trong một ngày không?Tiến sĩ Randy Cohn, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và bác sĩ y học thể thao tại Viện chỉnh hình Northwell Health ở Garden City, New York (Mỹ), cho biết: "Không có giới hạn tối đa nào cho việc đi bộ hoặc bất kỳ bài tập nào".Theo Everyday Health, những lợi ích của việc đi bộ đường dài có thể khiến nỗ lực này trở nên xứng đáng. Bên cạnh việc cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, việc tăng số bước chân có thể kéo dài tuổi thọ của bạn. Một nghiên cứu trên hơn 4.800 người lớn ở Hoa Kỳ được công bố vào năm 2020 cho thấy, đi bộ nhiều bước hơn mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân thấp hơn so với đi bộ ít bước hơn mỗi ngày.Đi bộ quá sức làm tăng nguy cơ chấn thương (Ảnh minh họa: Heath)."Những ngư...

Tin tức 1
Tổ chức buổi tất niên ấm áp cho 200 bệnh nhân ung thư

TS.BS Đỗ Anh Tú, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K, phụ trách cơ sở Tam Hiệp cho biết, sau bữa cơm tất niên ấm cúng, nhiều bệnh nhân ung thư sẽ được trở về gia đình đón Tết. Cũng có những bệnh nhân sẽ phải ăn Tết tại bệnh viện, do đang trong quá trình điều trị, bệnh nặng.Chiều 13/1, khoảng hơn 200 bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp đã dự bữa cơm tất niên (Ảnh: D.M).Theo TS Tú, chương trình cơm tất niên là hoạt động thường niên của bệnh viện trong những năm qua."Chúng tôi mong muốn tổ chức bữa cơm tất niên thân mật trong không khí đầm ấm để tất cả người bệnh cảm nhận sự chia sẻ của bệnh viện, của nhà tài trợ, của bác sĩ, điều dưỡng như tình cảm mà những người thân trong gia đình dành cho nhau.Mong muốn lớn nhất của người thầy thuốc là người bệnh được điều trị ổn định, thành...

Tin tức 1
Bác sĩ thực hiện việc lấy hàm răng giả từ thực quản của bệnh nhân

Ngày 12/1, bệnh nhân Nguyễn Văn T. (51 tuổi, trú tại xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam trong tình trạng nguy kịch với các triệu chứng nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực, khó thở và không thể ăn uống.Theo người nhà, trong lúc ăn, bệnh nhân không may nuốt phải hàm răng giả, dẫn đến việc phải nhập viện cấp cứu.Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cấp cứu, bao gồm chụp cắt lớp vi tính 32 lát cắt, các bác sĩ xác định có dị vật tại đoạn C3-C5 với kích thước 5x3cm, có móc thép.Bệnh nhân sau đó được chuyển vào Khoa Gây mê - Hồi sức. Với sự phối hợp nhịp nhàng của đội ngũ y bác sĩ, ca phẫu thuật nội soi ống cứng đã diễn ra thành công, lấy ra dị vật là cung răng giả sắc nhọn.Ca nội soi kéo dài khoảng 40 phút, dị vật được lấy ra có kích...