Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là bước sang năm mới Ất Tỵ 2025, nhiều gia đình đã lập danh sách bảng chi tiêu để cân đối các khoản cần chú trọng trong dịp Tết.
Trên các diễn đàn mạng, chủ đề chi tiêu Tết bao nhiêu là đủ cũng được nhiều người bàn luận sôi nổi. Có người đưa ra con số 20-30 triệu đồng, nhưng cũng có người khẳng định phải chi ít nhất 40-50 triệu đồng mới đủ cho một cái Tết.
Tết ưu tiên nhiều nhất cho gia đình
Dưới một bài viết về chủ đề này, anh Bùi T. (ở Hà Nội) đã chia sẻ bảng chi tiêu Tết 108 triệu đồng của gia đình mình.
Nhìn vào số tiền lên tới trên 100 triệu đồng, nhiều người đồng tình cho rằng, Tết là dịp tiêu tốn nhất năm. Không ít ý kiến đánh giá, bảng chi tiêu Tết của gia đình anh T. quá cao so với mặt bằng chung của các gia đình trẻ.
Với nhiều gia đình, chi tiêu Tết luôn là bài toán nan giải (Ảnh minh họa: Hồng Anh).
Anh T. cho biết, gia đình anh có 4 thành viên gồm 2 vợ chồng và 2 con nhỏ (1 bé 4 tuổi và 1 bé 16 tháng tuổi). Vợ chồng anh kinh doanh máy móc nông nghiệp nên có nguồn thu khá ổn định, khoảng 100 triệu đồng/tháng.
Anh T. liệt kê các khoản chi dịp Tết: Gửi tiền bà nội trông cháu một năm 50 triệu đồng, biếu ông bà nội - ngoại 2 bên 20 triệu đồng, tiền mừng tuổi 14 triệu đồng, sắm Tết 10 triệu đồng, các khoản phát sinh 10 triệu đồng...
Trong bảng chi tiêu Tết của gia đình, anh T. dành phần lớn số tiền để biếu bố mẹ, người thân, họ hàng. Với anh T., đây là khoản cần ưu tiên nhất.
"Các khoản chi tiêu Tết của gia đình tôi cao là do tôi biếu tiền bà nội cả năm trông cháu. Còn lại các khoản khác là khoảng 50 triệu đồng. Về cơ bản thì đây cũng là con số bình thường so với thu nhập của chúng tôi", anh T. nói.
Bảng chi tiêu Tết của gia đình anh T. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Nhiều ý kiến cho rằng, liệt kê khoản cảm ơn mẹ chăm cháu trong dịp Tết là không hợp lý. Tuy nhiên, anh T. cho rằng, tùy quan điểm của từng người. Bố mẹ anh ở Bắc Ninh, mẹ anh chỉ là lao động bình thường, không có lương hưu.
Bà lên Hà Nội chăm cháu giúp vợ chồng anh vì thương các con, các cháu và không hề tính toán. Vì vậy, nhân dịp Tết anh dành một khoản riêng để biếu mẹ thay lời cảm ơn. Nếu không vào dịp Tết thì không có dịp nào hợp lý hơn để anh biếu mẹ. "Hãy coi Tết như một dịp để nói lời cảm ơn, tri ân", anh T. chia sẻ.
Không có thưởng Tết thì chi tiêu "âm nặng"
Chị Phạm Thu Oanh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, chị làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự còn chồng làm kỹ sư xây dựng. Mỗi tháng, thu nhập của vợ chồng chị là 35 triệu đồng, chị chi tiêu hết khoảng 20 triệu cho gia đình 4 người. Tuy nhiên, riêng tháng Tết, chi tiêu lên tới 46 triệu đồng.
"Tôi biếu bố mẹ 2 bên 10 triệu đồng, lì xì bố mẹ 2 bên 2 triệu đồng, lì xì các cụ và các cháu 4 triệu đồng, quà Tết, mua sắm hết 10 triệu đồng…", chị Oanh liệt kê.
Chị Oanh mới chuyển công ty nên khoản thưởng Tết chỉ được khoảng 5 triệu đồng. Trong khi chồng chị Oanh dự kiến thưởng Tết là 15 triệu đồng.
"Chúng tôi dự kiến thu nhập tháng Tết được khoảng 53 triệu đồng. Nếu không có thưởng Tết thì bảng chi tiêu Tết của chúng tôi sẽ bị "âm nặng", chị Oanh nói.
Theo người phụ nữ này, bảng chi tiêu của chị chỉ mang tính tương đối. Năm nào chị cũng liệt kê ra các khoản và cố chi tiêu trong hạn mức cho phép. Tuy nhiên, đôi khi số tiền vẫn bị vượt mức dự trù vì nhiều khoản phát sinh.
Tết Nguyên đán luôn là dịp cần chi tiêu nhiều nhất năm bởi ngoài các khoản chi tiêu hàng ngày, tiền đóng học cho con cái, các gia đình còn cần mua sắm, biếu tặng Tết, về quê, du xuân… Các khoản cần chi dùng có thể đắt đỏ theo từng năm.
Nhiều người vì thế nảy sinh tâm lý "sợ Tết". Chị Oanh cho rằng, nên tùy điều kiện từng gia đình để vun vén chi tiêu cho hợp lý.
"Tôi rất mong đến Tết vì đây là dịp được gặp gỡ người thân, bạn bè. Do không khí Tết ngày càng nhạt đi nên tôi rất chú ý đến việc trang trí Tết để đem lại không khí cho gia đình.
Những ngày này tôi cũng đưa các con đi chơi, đến các khu chợ, các nơi có tiểu cảnh trang trí để con cảm nhận được ngày Tết cổ truyền", chị Oanh nói.
Chật vật làm việc chờ thưởng TếtĐỗ Hải, một kỹ sư IT 33 tuổi ở TPHCM, trải qua những ngày làm việc cuối năm đầy áp lực. Công việc hiện tại đã không còn mang lại hứng thú hay đáp ứng kỳ vọng ban đầu của anh.Hải chia sẻ, anh nhận việc với mức lương khởi điểm 18 triệu đồng, kèm lời hứa sẽ được tăng lương và thăng chức nếu đạt được nhiều hợp đồng lớn. Trong suốt hai năm, anh không ngừng nỗ lực, viết ra nhiều chương trình mang lại lợi nhuận lớn cho công ty. Thế nhưng, vị trí của anh vẫn không thay đổi, và hai lần đề xuất tăng lương chỉ mang lại thêm vài triệu, còn lời hứa thăng chức thì "bặt vô âm tín"."Tôi chỉ mong năng lực của mình được công nhận. Không cần thăng chức, nhưng ít nhất phải được tăng lương xứng đáng", Hải nói.Dù muốn nghỉ việc, tìm kiếm nơi làm mới, nhưng nhiều người vẫn không m...
Từ đầu tháng 12 âm lịch đến nay, hoa lan hồ điệp được các thương lái, chủ cửa hàng trưng bày ngập tràn trên nhiều tuyến đường trung tâm của thành phố Hà Tĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) như Hà Huy Tập, Phan Đình Phùng để phục vụ khách mua sắm về chơi Tết Nguyên đán.Những năm gần đây, lan hồ điệp được nhiều người ưa chuộng bởi vẻ đẹp về hình dáng, màu sắc đa dạng và đặc biệt lâu tàn phai.Chậu hoa lan cao 4m được bán với giá 100 triệu đồng (Ảnh: Dương Nguyên).Năm nay, nhiều cơ sở đầu tư cắm hoa lan trên gỗ lũa (phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết) để thu hút khách hàng.Theo ghi nhận, một cơ sở trên đường Hà Huy Tập đang trưng bày một chậu lan dáng "độc lạ". Tác phẩm nghệ thuật này có tên "Rừng hoa mùa Xuân", được làm từ hơn 300 cành lan trên gỗ lũa, cao khoảng 4m. Chỉ vừa mới trưng ra,...
Thời gian di chuyển nhân đôiNhững ngày đầu năm tại TPHCM, việc di chuyển trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, đặc biệt là những ai có công việc yêu cầu thời gian chính xác và di chuyển liên tục.Anh Quang Huy (quận 7) là MC có kinh nghiệm lâu năm, đã phải thay đổi thói quen di chuyển để kịp giờ làm giữa "cơn ác mộng" tắc đường.Ngày 10/1, anh Huy có lịch dẫn chương trình tại nhà hàng trên đường Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình). Bình thường, từ nhà riêng ở khu Phú Mỹ Hưng (quận 7) đến nơi làm việc, anh Huy chỉ mất khoảng 45 phút đi ô tô. Song, hôm đó, khi kiểm tra bản đồ, thời gian di chuyển ước tính lên đến hơn 1 tiếng."Thời gian ước tính còn chưa kể nguy cơ trễ giờ. Tôi buộc phải chuyển sang đi xe ôm công nghệ. Đó là lần đầu tiên tôi "chạy show" bằng xe ôm công nghệ", anh Huy nhớ lại.Việc...