Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky (Ảnh: Tass).
Moscow cần thấy rõ nội dung cụ thể trong thỏa thuận về Ukraine mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky cho biết.
"Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề chấm dứt cuộc chiến. Trước tiên và quan trọng nhất, đây là vấn đề giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Vì vậy, chúng ta cần xem rõ khái niệm thỏa thuận theo cách hiểu của Tổng thống Trump có ý nghĩa gì. Ông ấy không chịu trách nhiệm về những gì Mỹ đã làm tại Ukraine kể từ năm 2014, biến Ukraine thành một quốc gia chống Nga và chuẩn bị cho cuộc chiến với chúng tôi, nhưng giờ đây ông ấy có thể ngăn chặn chính sách độc hại này", nhà ngoại giao Nga nói thêm.
Trước đó vào ngày 22/1, ông Trump cảnh báo rằng chính quyền của ông sẽ áp đặt các mức thuế cao và biện pháp trừng phạt mới đối với xuất khẩu của Nga nếu xung đột tại Ukraine không được giải quyết nhanh chóng.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông sẵn sàng thực hiện một "sự hỗ trợ lớn" cho phía Nga, kêu gọi Nga "đưa ra một thỏa thuận". Ông cho rằng, kinh tế Nga đang khó khăn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó khẳng định rằng Moscow sẵn sàng đối thoại về xung đột Ukraine với chính quyền Mỹ mới, với ưu tiên là giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng.
Ông Putin cũng xác nhận rằng Nga đang chú ý đến các tuyên bố của ông Trump và các thành viên trong nhóm của ông về sự sẵn sàng khôi phục liên lạc và sự cần thiết phải làm mọi cách để ngăn chặn Thế chiến III.
Trước đó, Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Yuri Ushakov, cho biết ông Putin đã có cuộc hội đàm trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào ngày 21/1.
Trong cuộc hội đàm, Tổng thống Putin đã đề cập đến tình hình xung đột ở Ukraine. Ông nhấn mạnh, mục tiêu giải quyết tình hình ở Ukraine không phải là ngừng bắn ngắn hạn mà là hòa bình lâu dài dựa trên lợi ích của Nga.
Mặt khác, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng, đạt được hòa bình công bằng cho Ukraine đồng nghĩa với việc Kiev phải nhận được đảm bảo an ninh vững chắc từ các đồng minh, gia nhập Liên minh châu Âu và nhận được lời mời tham gia vào NATO.
Chính vì 2 bên chưa thể thống nhất được các điều kiện tiên quyết để khởi động đàm phán, quá trình thương lượng giữa Nga và Ukraine tới nay vẫn chưa thể kích hoạt trở lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters).Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả cuộc trò chuyện của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước là "thân thiện".Lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận về các vấn đề bao gồm TikTok, thương mại và Đài Loan trong cuộc điện đàm trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1."Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Đó là một cuộc trò chuyện tốt đẹp và thân thiện", ông Trump nói về cuộc điện đàm với ông Tập trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News phát sóng vào tối 23/1."Tôi có thể làm được điều đó", ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn khi được hỏi liệu ông có thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về các hoạt động thương mại công bằng hay không.Ông Trump cho biết ông không muốn sử dụng thuế...
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).Tổng thống Trump ngày 24/1 cho biết ông không chắc Washington nên chi tiêu gì cho NATO, nói rằng Mỹ đang bảo vệ các thành viên NATO, nhưng họ "không bảo vệ chúng ta".Ông Trump tiếp tục yêu cầu các thành viên khác của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, một mức tăng gấp hơn 2 lần so với mục tiêu hiện tại là 2%. Mức 5% cũng là con số mà chưa có quốc gia NATO nào, kể cả Mỹ, đạt được."Tôi không chắc chúng ta nên chi bất kỳ khoản nào nhưng chúng ta chắc chắn nên giúp họ. Chúng ta đang bảo vệ họ. Họ không bảo vệ chúng ta. Họ nên nâng mức chi tiêu quân sự từ 2% lên 5%", ông cho biết.Đây không phải lần đầu ông Trump phàn nàn về việc Mỹ phải chịu gánh nặng bảo vệ an ninh cho NATO trong khi các thành viên khác trong liê...
Tổng thống Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau trong hội nghị thượng đỉnh ở Singapore ngày 12/6/2018 (Ảnh: AFP).Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 cho biết, ông sẽ cố gắng tìm cách tiếp cận nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thêm một lần nữa. Thông tin trên được ông Trump đưa ra trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News và là động thái làm dấy lên triển vọng về việc nối lại một hội nghị thượng đỉnh ngoại giao với Bình Nhưỡng.Khi được người dẫn chương trình của Fox News hỏi rằng liệu ông có tiếp cận Triều Tiên một lần nữa hay không, ông Trump đã trả lời "Ồ, tôi sẽ làm điều đó".Sau đó, ông Trump kể lại lần tới Nhà Trắng để gặp Tổng thống Barack Obama vào năm 2016, ông Obama đã coi Triều Tiên như một "mối đe dọa lớn nhất"."Ông Obama nói rằng Tri...