Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Tổng thống Trump ngày 24/1 cho biết ông không chắc Washington nên chi tiêu gì cho NATO, nói rằng Mỹ đang bảo vệ các thành viên NATO, nhưng họ "không bảo vệ chúng ta".
Ông Trump tiếp tục yêu cầu các thành viên khác của liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương tăng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP, một mức tăng gấp hơn 2 lần so với mục tiêu hiện tại là 2%. Mức 5% cũng là con số mà chưa có quốc gia NATO nào, kể cả Mỹ, đạt được.
"Tôi không chắc chúng ta nên chi bất kỳ khoản nào nhưng chúng ta chắc chắn nên giúp họ. Chúng ta đang bảo vệ họ. Họ không bảo vệ chúng ta. Họ nên nâng mức chi tiêu quân sự từ 2% lên 5%", ông cho biết.
Đây không phải lần đầu ông Trump phàn nàn về việc Mỹ phải chịu gánh nặng bảo vệ an ninh cho NATO trong khi các thành viên khác trong liên minh đóng góp quá ít cho khối.
Mỹ hiện tài trợ 15,8% ngân sách hoạt động hàng năm của liên minh quân sự 32 thành viên, tương đương với Đức, theo phân tích của NATO cho năm 2024. Ngân sách để NATO hoạt động tổng cộng khoảng 3,5 tỷ USD.
Các đóng góp gián tiếp của Mỹ cho NATO - bao gồm lực lượng quân sự - không nằm trong ngân sách thường niên của tổ chức. Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng tổng thể của Mỹ vượt xa các thành viên khác, đạt 816,7 tỷ USD vào năm 2023, chiếm hơn một nửa tổng chi tiêu của toàn liên minh.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm 22/1 đã trao đổi với Tổng Thư ký NATO Mark Rutte và tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với liên minh. Hai bên cũng "thảo luận về tầm quan trọng của các đồng minh quốc phòng mạnh mẽ và chia sẻ gánh nặng thực sự", theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 23/1.
Ông Rutte sau đó tuyên bố rằng các thành viên châu Âu của NATO cần tăng cường ngân sách quân sự trong thời gian tới. Ông cũng đề xuất phương án, Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine và các nước châu Âu sẽ có nghĩa vụ trả tiền.
Các quan chức NATO và các nhà phân tích cho rằng đề xuất của ông Trump về mức chi tiêu quốc phòng 5% GDP là quá lớn và sẽ khó khả thi.
Tuy nhiên, một mục tiêu mới vượt mức 2% hiện tại có khả năng được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở The Hague, Hà Lan vào tháng 6 trước lo ngại Nga có thể tấn công một quốc gia NATO sau Ukraine và áp lực từ những tuyên bố của ông Trump.
Nga trước đó nhiều lần khẳng định sẽ không tấn công vào NATO vì họ không có lợi ích gì khi làm như vậy. Tuy nhiên, tại NATO, nhiều quốc gia bày tỏ sự lo ngại về kịch bản cuộc chiến ở Ukraine sẽ lan rộng ra châu Âu và một số nhà lãnh đạo cũng cho rằng các nước thành viên liên minh cần chi tiêu thêm cho quốc phòng.
Nhiều ý kiến dự đoán mục tiêu chi tiêu quân sự mới sẽ được nâng lên khoảng 3% GDP. Nhưng ngay cả mức này cũng sẽ là một thách thức lớn đối với nhiều quốc gia vốn chỉ đáp ứng hoặc chưa đạt được mục tiêu 2% hiện nay, một thập niên sau khi con số này được đặt ra. Hiện có 8 quốc gia NATO chưa đạt mức chi tiêu quốc phòng 2% GDP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters).Tổng thống Mỹ Donald Trump mô tả cuộc trò chuyện của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước là "thân thiện".Lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thảo luận về các vấn đề bao gồm TikTok, thương mại và Đài Loan trong cuộc điện đàm trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1."Mọi chuyện diễn ra tốt đẹp. Đó là một cuộc trò chuyện tốt đẹp và thân thiện", ông Trump nói về cuộc điện đàm với ông Tập trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News phát sóng vào tối 23/1."Tôi có thể làm được điều đó", ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn khi được hỏi liệu ông có thể đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về các hoạt động thương mại công bằng hay không.Ông Trump cho biết ông không muốn sử dụng thuế...
Tổng thống Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau trong hội nghị thượng đỉnh ở Singapore ngày 12/6/2018 (Ảnh: AFP).Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 cho biết, ông sẽ cố gắng tìm cách tiếp cận nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thêm một lần nữa. Thông tin trên được ông Trump đưa ra trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Fox News và là động thái làm dấy lên triển vọng về việc nối lại một hội nghị thượng đỉnh ngoại giao với Bình Nhưỡng.Khi được người dẫn chương trình của Fox News hỏi rằng liệu ông có tiếp cận Triều Tiên một lần nữa hay không, ông Trump đã trả lời "Ồ, tôi sẽ làm điều đó".Sau đó, ông Trump kể lại lần tới Nhà Trắng để gặp Tổng thống Barack Obama vào năm 2016, ông Obama đã coi Triều Tiên như một "mối đe dọa lớn nhất"."Ông Obama nói rằng Tri...
Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky (Ảnh: Tass).Moscow cần thấy rõ nội dung cụ thể trong thỏa thuận về Ukraine mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất, Phó Đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky cho biết."Đây không chỉ đơn thuần là vấn đề chấm dứt cuộc chiến. Trước tiên và quan trọng nhất, đây là vấn đề giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng ở Ukraine.Vì vậy, chúng ta cần xem rõ khái niệm thỏa thuận theo cách hiểu của Tổng thống Trump có ý nghĩa gì. Ông ấy không chịu trách nhiệm về những gì Mỹ đã làm tại Ukraine kể từ năm 2014, biến Ukraine thành một quốc gia chống Nga và chuẩn bị cho cuộc chiến với chúng tôi, nhưng giờ đây ông ấy có thể ngăn chặn chính sách độc hại này", nhà ngoại giao Nga nói thêm.Tr...