Câu chuyện cảm động sau đoạn video cô giáo xinh đẹp khiến người xem xúc động

Mới đây, cư dân mạng chia sẻ đoạn clip ghi lại cảnh một cô gái xinh đẹp bật khóc giữa đường, khu vực xung quanh là đồi núi vắng vẻ, đường gồ ghề, việc di chuyển bằng xe máy gặp nhiều khó khăn.

Đoạn clip nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng khi nhiều người biết cô gái trong clip là một giáo viên đến dạy học ở điểm trường vùng cao. Đa số ý kiến bình luận bày tỏ sự thấu hiểu với nỗi khó khăn, nhọc nhằn mà giáo viên và học sinh ở vùng cao gặp phải.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, Nông Thị Thu Dịu (SN 2001, ở Cao Bằng) xác nhận, mình là cô gái bật khóc trong đoạn video.

Hiện, Thu Dịu là giáo viên mầm non ở điểm trường Tả Xáy (xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc). Video được quay hôm 10/2, không ngờ nhận được sự quan tâm của cư dân mạng.

Thu Dịu tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non (Đại học Sư phạm Hà Nội) hồi năm 2024. Quê nhà cách nơi dạy học khoảng 140km nên nữ giáo viên phải thuê trọ ở trung tâm xã Xuân Trường. Hằng ngày, cô gái di chuyển 10km bằng xe máy trên cung đường quanh co, lởm chởm để vào bản "gieo chữ" cho các em học sinh mầm non.

"Sáng 10/2, tôi đến thị trấn Bảo Lạc nhận quyết định tuyển dụng. Chiều hôm đó, tôi cùng một người bạn đến điểm trường Tả Xáy", Thu Dịu tâm sự.

Dịu nhờ một người bạn là nam giới chở đi. Đường đi khó khăn, chỉ có thể di chuyển bằng xe số. Trải qua cung đường nhỏ, quanh co, nhiều dốc đứng, khúc cua tay áo, Dịu không khỏi thót tim.

"Hai bên đường là vách núi cheo leo, dốc cao và vực thẳm, chỉ một chút sơ sẩy có thể gặp nguy hiểm tính mạng. Ngồi đằng sau xe, tôi không dám nhìn xuống bên dưới", cô gái nhớ lại.

Đoạn clip quay vào thời điểm Dịu ra về và thử chạy xe một đoạn đường. Việc điều khiển xe khó khăn hơn cô nghĩ.

"Tôi đã chuẩn bị sẵn tâm lý khi được phân công giảng dạy ở một điểm trường thuộc vùng sâu vùng xa, nhưng không ngờ mọi thứ còn khó khăn hơn tôi nghĩ. Nhìn con đường đến trường, tôi thương các em nhỏ nơi đây phải vất vả mỗi ngày trong hành trình đi tìm con chữ.

Người dân nơi đây còn thiếu nước sạch, phải xách từng xô nước từ bể chứa về dùng rất vất vả… Nghĩ đến mọi thứ xung quanh, tôi bật khóc vì thương học sinh và bà con nơi đây, tâm trạng lúc đó cũng có đôi chút lo lắng", cô giáo trẻ cho biết.

Điểm trường Tả Xáy gồm cấp học mầm non và tiểu học. Thu Dịu và một giáo viên khác trực tiếp quán xuyến việc dạy học cho đến bữa ăn bán trú cho học sinh mầm non.

100% hộ dân trong bản là người Mông. Cuộc sống nơi đây nhiều khó khăn, thiếu nước sinh hoạt. Nhìn thấy sự nỗ lực của giáo viên, các phụ huynh thường xuyên hỏi han, quan tâm, đó là động lực để Thu Dịu yên tâm gắn bó.

Hiện, Thu Dịu dạy lớp ghép 3-5 tuổi. Trải qua 2 tuần đứng lớp, cô gái gen Z dần quen với môi trường nơi đây. Cuối tuần, nữ giáo viên dành thời gian tập đi xe máy vượt qua những con dốc, khúc cua tay áo giúp tay lái vững vàng hơn.

"Thử thách với những giáo viên vùng cao như tôi có lẽ không phải là đường đi gập ghềnh mà phải làm cách nào để các em học sinh đến trường chuyên cần. Tôi tâm niệm phải truyền thụ kiến thức để sau này chính các em tiếp tục phát triển quê hương", nữ giáo viên chia sẻ.

Từ khi còn nhỏ, Thu Dịu đã ước mơ trở thành giáo viên đứng trên bục giảng. Cô gái quê Cao Bằng là một trong 5 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc của ngành Giáo dục mầm non Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2024. Thay vì chọn cơ hội học cao học và trở thành giảng viên, cô gái lựa chọn trở về quê hương để "gieo chữ" ở vùng núi xa xôi.

"Lúc tôi quyết định về quê, nhiều người ngăn cản. Với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, tôi quyết tâm theo đuổi ước mơ làm giáo viên ngay trên chính mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên", Thu Dịu tâm sự.

Ngoài chia sẻ video để lưu giữ kỷ niệm, cô gái mong muốn câu chuyện của mình sẽ tạo động lực cho các giáo viên khác tiếp tục vững tâm và cố gắng vì các em học sinh.

"Đọc bình luận của cộng đồng mạng, tôi biết có giáo viên còn phải đi 3-4 tiếng từ điểm trường chính vào trong bản. Tôi cảm thấy mình còn may mắn hơn nhiều người khác. Dù điều kiện khó khăn thế nào đi chăng nữa cũng phải cố gắng hết sức mình, tất cả vì học sinh thân yêu", Thu Dịu trải lòng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Cuộc sống của người phụ nữ không sử dụng tiền trong suốt 10 năm, không cần đến nhà cửa

Khởi đầu một hành trình dị biệtMười năm trước, Jo Nemeth có một công việc ổn định trong lĩnh vực phát triển cộng đồng. Không thiếu thốn vật chất, nhưng bên trong, Jo cảm thấy ngày càng tuyệt vọng."Tôi đã cố gắng tiêu dùng có đạo đức, chọn mua sản phẩm bền vững, thân thiện môi trường… nhưng tôi vẫn cảm thấy mình đang góp phần gây hại", cô kể.Đến khi Jo đọc quyển The Moneyless Man: A Year of Freeconomic Living của Mark Boyle, với câu chuyện về một người đàn ông sống 3 năm không dùng tiền ở Anh, Jo quyết định thay đổi lối sống.Cô bắt đầu bằng việc lập danh sách những nhu cầu thiết yếu của bản thân. "Tôi đã có nồi niêu, bàn chải, quần áo... Tôi nhận ra mình chẳng cần nhiều để sống thoải mái. Cứ thế, tôi gạch bỏ từng thứ khỏi danh sách, tìm cách thay thế mà không dùng tiền", cô nói.Ban đầu, thứ...

Tin tức 1
Gia chủ bắt trộm chuối trong vườn và bị đốt xe máy

Vụ việc xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 5/4 (theo giờ địa phương) tại xã Na Nod, huyện Mueang, tỉnh Phatthalung (Thái Lan).Ông Bunrin, 45 tuổi, là chủ một đồn điền chuối rộng khoảng 6.400m2. Đây là nơi gia đình trồng các loại chuối như chuối trứng, chuối hột, đặc biệt là giống chuối Nam Wa - một loại chuối đặc sản ở địa phương.Tuy nhiên kể từ khi các buồng chuối ra quả, đồn điền thường xuyên rơi vào tình trạng bị mất cắp. Điều này khiến ông Bunrin rất phẫn nộ."Kể từ khi cây chuối Nam Wa ra trái, chúng tôi thường xuyên bị kẻ gian đột nhập và lấy trộm", ông cho biết.Vào đêm xảy ra vụ việc, một tên trộm đã lẻn vào vườn bằng xe máy thì bị ông Bunrin phát hiện ra. Chủ đồn điền ẩn náu ở chỗ kín đáo, chờ đợi thời cơ xử lý.Sau khi đợi tên trộm cố gắng chặt hết các buồng chuối chín, ông Bunrin liền hé...

Tin tức 1
Sau sự cố động đất: Hoa quả tăng giá, giá suất ăn nhà hàng đắt đỏ

Trận động đất 7,7 độ ở Myanmar vào ngày 28/3 vẫn là tâm điểm của truyền thông trên thế giới. Tính tới ngày 2/4, số ca tử vong dự kiến lên tới hơn 3.000 người. Ngoài ra, trận động đất cũng khiến 4.521 người bị thương và hàng trăm người mất tích.Mandalay, thành phố lớn thứ 2 của Myanmar nằm gần tâm chấn của động đất, là một trong những nơi hứng chịu hậu quả nặng nề nhất.Tờ The Guardian (Anh) mô tả, những người sống sót bị chấn thương phải ngủ trên đường phố. Trong khi đó, mùi tử thi từ những thi thể bị mắc kẹt dưới đống đổ nát bao trùm khắp khu vực xảy ra thảm họa. Nước, thực phẩm và thuốc men đều bị thiếu hụt.Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Liên Hợp Quốc cho biết, các đội cứu hộ đang giải cứu người mắc kẹt giữa bối cảnh bệnh viện bị quá tải nghiêm trọng. Mọi công tác phải diễn ra...