Shein tăng giá 377% tại Mỹ, khiến người tiêu dùng bất ngờ

Mức tăng chóng mặt: Giá gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần

Theo dữ liệu của Bloomberg News, đa số các đợt tăng giá diễn ra vào ngày thứ Sáu (25/4). Các danh mục sản phẩm chủ lực đều bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, giá trung bình top 100 sản phẩm trong nhóm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tăng vọt 51% chỉ sau một ngày. Một số mặt hàng thậm chí tăng gấp đôi.

Sản phẩm nhà bếp, gia dụng và đồ chơi ghi nhận mức tăng giá trung bình hơn 30%, với "cú sốc" lớn nhất đến từ bộ 10 khăn bếp - nhảy từ 1,28 USD lên 6,10 USD, tương đương mức tăng 377%. Quần áo nữ, mảng "hái ra tiền" của Shein, cũng tăng giá 8% so với trước đó.

Điều đáng chú ý là trong khi giá tại Mỹ nhảy vọt, giá sản phẩm tại Anh và nhiều quốc gia khác hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy Shein đang nhắm thẳng vào người tiêu dùng Mỹ để bù đắp chi phí nhập khẩu gia tăng từ cuộc chiến thuế quan.

Từ lâu, các nền tảng thương mại điện tử như Shein và Temu đã dựa vào chính sách "de minimis" của Mỹ để nhập khẩu hàng hóa trị giá dưới 800 USD mà không bị đánh thuế. Tuy nhiên, với chính sách mới của ông Trump, lỗ hổng này đã chính thức bị bịt lại.

Theo quy định mới, các kiện hàng nhỏ từ Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) sẽ chịu mức thuế tới 120%, đồng thời phí bưu kiện quốc tế cũng sẽ tăng lên 100 USD sau ngày 2/5, và tiếp tục leo thang sau ngày 1/6.

Để ứng phó, Shein và Temu hồi đầu tháng 4 đã cảnh báo người tiêu dùng về khả năng tăng giá, với lý do "chi phí hoạt động tăng cao do thay đổi chính sách thương mại và thuế quan toàn cầu".

Đúng như lời cảnh báo, từ ngày 24/4 đến 26/4, giá trung bình các sản phẩm của Shein tại Mỹ đã tăng thêm khoảng 10%. Trong khi đó, giá bán tại Anh vẫn giữ ổn định. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy người tiêu dùng Mỹ sẽ là đối tượng đầu tiên "lãnh đạn" từ cuộc chiến thương mại mới.

Shein chuyển hướng sản xuất để né thuế quan từ Mỹ

Không chỉ điều chỉnh giá bán, Shein còn có những động thái chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro dài hạn. Từ tháng 2 vừa qua, công ty này đã bắt đầu đưa ra hàng loạt ưu đãi để khuyến khích nhà cung cấp chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước, một động thái nhằm tránh phụ thuộc vào Trung Quốc và né thuế từ Mỹ.

Shein, được sáng lập bởi doanh nhân Trung Quốc Chris Xu vào năm 2008 và hiện đặt trụ sở chính tại Singapore, rõ ràng không muốn trở thành "nạn nhân" trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang.

Sự leo thang mới trong cuộc chiến thuế quan đã gây chấn động không chỉ trong giới kinh doanh mà còn trên thị trường tài chính.

Trong bài phát biểu hôm 21/4, ông Trump tuyên bố tự tin rằng "gần như không có lạm phát" tại Mỹ nhờ giá năng lượng và thực phẩm giảm. Tuy nhiên, đợt tăng giá sốc của Shein đã cho thấy một thực tế ngược lại: chi phí nhập khẩu gia tăng sẽ sớm đẩy giá hàng tiêu dùng lên cao, bất chấp giá xăng hay rau củ.

Sự lo ngại không chỉ đến từ giới doanh nghiệp. Ngay cả những người ủng hộ ông Trump như tỷ phú Bill Ackman cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc. Trên mạng xã hội X, ông Ackman cảnh báo rằng thuế quan cao sẽ "gây thiệt hại nặng nề" cho các công ty Mỹ phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, đồng thời kêu gọi hai nước nhanh chóng đạt được thỏa thuận để giảm mức thuế xuống mức hợp lý hơn, khoảng 10%-20%.

Ông nhấn mạnh: "Hy vọng duy nhất cho Trung Quốc, cũng như cho doanh nghiệp Mỹ, là hai bên phải ngồi lại đàm phán để đưa ra những cam kết lâu dài về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, mở cửa thị trường và dỡ bỏ rào cản thương mại".

Người tiêu dùng Mỹ chịu trận

Trong khi giới chính trị và doanh nghiệp còn đang tranh cãi, người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu cảm nhận rõ tác động từ các đòn thuế quan.

Không còn những món đồ thời trang giá rẻ từ Shein, người Mỹ giờ đây phải móc hầu bao nhiều hơn cho cùng một sản phẩm. Và với mức thuế dự kiến tiếp tục tăng mạnh sau ngày 1/6, làn sóng tăng giá này có thể chỉ mới bắt đầu.

Một cuộc chiến thương mại mới, khốc liệt hơn, đã thực sự khởi động. Và lần này, "đạn" đã rơi thẳng vào túi tiền của người tiêu dùng Mỹ.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Bão thuế quan đe dọa, thị trường tiền số đối diện áp lực tăng giá

Cuộc chiến thương mại và các hàng rào thuế quan tưởng chừng là câu chuyện của hàng hóa hữu hình, nhưng dư chấn của nó đang lan tỏa mạnh mẽ đến thế giới tài sản số. Giá tiền mã hóa gần đây liên tục biến động và có xu hướng giảm trên diện rộng, phần lớn xuất phát từ những bất ổn xung quanh chính sách thuế quan toàn cầu.Vậy, những yếu tố nào từ "cuộc chiến" này có thể tác động sâu sắc nhất đến thị trường crypto vào năm nay?Tâm lý mong manh: Khi nỗi sợ bao trùm, altcoin "mất mùa"Yếu tố dễ nhận thấy nhất chính là tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số Sợ hãi & Tham lam (Crypto Fear & Greed Index) hiện ở mức 29/100, một "con số biết nói" cho thấy sự e dè đang bao phủ thị trường. Chỉ số này thậm chí trước đó đã rơi xuống dưới ngưỡng 20 trùng khớp với những lo ngại leo thang về thuế quan.Trong bối cảnh bất an...

Tin tức 1
Nợ xấu tăng chủ yếu từ người mua và liên quan đến dự án của Novaland CEO VPBank

Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán: VPB) đã tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.Sếp VPBank: Nợ xấu sẽ thể hiện rõ trong 6 tháng đầu nămTại phiên họp, trả lời câu hỏi về tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc, cho biết nợ xấu năm nay sẽ thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm. Các khoản nợ này được tái cơ cấu năm 2024, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu là từ người mua bất động sản tại các dự án, trong đó có những dự án của Novaland."Novaland đã cải thiện được khoảng 30% hồ sơ pháp lý các dự án, còn 70% đang trong lộ trình để xử lý cùng các ngân hàng, nên tình trạng nợ xấu của bất động sản có thể tăng trong quý I và II, nhưng sau đó sẽ ổn định và giảm dần vào các tháng...

Tin tức 1
Microsoft offers employees 4 months' salary to leave their jobs

Microsoft trả tiền để nhân viên hiệu suất thấp tự nguyện nghỉ việcNgành công nghệ từ lâu vẫn thận trọng khi liên kết trực tiếp việc sa thải với hiệu suất làm việc của nhân viên. Dù vậy, năm 2025 đang chứng kiến sự thay đổi rõ rệt trong cách các "ông lớn" công nghệ xử lý vấn đề nhân sự.Đầu năm nay, Meta đã sa thải hơn 3.000 nhân viên và gọi đây là động thái "tự nguyện nghỉ việc không đáng tiếc" (non-regrettable attrition). Amazon cũng ghi nhận số lượng nhân viên bị đưa vào kế hoạch cải thiện hiệu suất (PIP) tăng vọt trước các đợt cắt giảm quy mô lớn. Trong khi đó, Microsoft được cho là đã âm thầm cắt giảm hàng nghìn nhân viên bị xếp loại "hiệu suất thấp".Giờ đây, theo một báo cáo mới của Business Insider, Microsoft đang áp dụng một chính sách nhân sự mới, đó là thay vì đưa nhân viên yếu kém...