Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán: VIC) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2024.
Một thông tin đáng chú ý trong báo cáo công bố lần này là việc trong năm 2023 và 2024, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Vingroup - đã tài trợ cho công ty con của tập đoàn lần lượt là 18.980 tỷ đồng và 8.277 tỷ đồng, tổng cộng 27.257 tỷ đồng. Báo cáo không công bố cụ thể tên của công ty con.
Tại phiên họp đại hội cổ đông thường niên Vingroup diễn ra hồi tháng 4/2024 khi nói về nguồn lực cho VinFast, ông Phạm Nhật Vượng khẳng định phải dành mọi nguồn lực cho dự án này. Ông cho biết sẽ tiếp tục thu xếp tài sản của mình cho VinFast, ít nhất là 1 tỷ USD nữa.
Trước đó, hồi tháng 4/2023 lần đầu tiên chủ tịch Vingroup tuyên bố dùng 1 tỷ USD tiền riêng để tài trợ cho VinFast.
Đến tháng 11/2024, Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng công bố cam kết hỗ trợ tài chính cho Công ty VinFast. Theo đó, từ nay đến hết năm 2026, Vingroup có kế hoạch cho VinFast vay mới tối đa 35.000 tỷ đồng, ông Phạm Nhật Vượng cũng cam kết tài trợ cho VinFast 50.000 tỷ đồng.
Đồng thời, Vingroup sẽ đầu tư thêm vào VinFast Việt Nam thông qua việc chuyển đổi toàn bộ khoản cho vay hiện hữu khoảng 80.000 tỷ đồng thành cổ phần ưu đãi được hưởng cổ tức.
Kế hoạch hỗ trợ nhằm giúp VinFast có đủ nguồn lực và thêm dự phòng để tài trợ hoạt động kinh doanh, các khoản đầu tư thiết yếu và hoàn thành các nghĩa vụ khác của công ty, hướng đến mục tiêu đến hết năm 2026, công ty đạt điểm hòa vốn và tự cân đối được dòng tiền.
Song song, VinFast vẫn tiếp tục tích cực triển khai độc lập các phương án tự huy động vốn cho nhu cầu vốn của mình và chỉ sử dụng nguồn hỗ trợ của Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng nếu việc huy động vốn không đạt như kế hoạch dự kiến.
Như vậy, VinFast sẽ còn nhận được khoảng 22.743 tỷ đồng tài trợ từ ông Phạm Nhật Vượng.
Theo số liệu của Forbes tại ngày 31/3, giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng là 7,5 tỷ USD, tương đương 193.000 tỷ đồng, là người giàu thứ 412 trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Cũng trong năm 2024, ông Phạm Nhật Vượng nhận chuyển cổ phần sang cho Công ty VinFast với giá phí 0 đồng. Cụ thể, ông đã nhận chuyển nhượng (mua) Công ty VinES (vốn điều lệ 6.500 tỷ đồng) từ Vingroup với giá 1.820 tỷ đồng và chuyển nhượng lại cho VinFast với giá phí 0 đồng.
VinES hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển và sản xuất pin lithium-ion chất lượng cao ứng dụng cho xe điện, hệ thống lưu trữ năng lượng và các ứng dụng khác.
Tháng 5/2024, VinES đã thực hiện tách doanh nghiệp thành 2 công ty gồm Công ty cổ phần Năng lượng xanh VinEG và Công ty VinES. Sau giao dịch này, ông Phạm Nhật Vượng sở hữu VinES và Công ty VinFast sở hữu công ty VinEG.
Hồi cuối năm 2023, Vingroup từng công bố thông tin Công ty VinES sẽ được sáp nhập vào Công ty VinFast nhằm chủ động công nghệ và tập trung nguồn lực để tăng cường nghiên cứu, phát triển pin cho các dòng xe điện của VinFast.
Báo cáo tài chính cho biết, ông Vượng không nhận thù lao trong năm 2024.
Cuộc chiến thương mại và các hàng rào thuế quan tưởng chừng là câu chuyện của hàng hóa hữu hình, nhưng dư chấn của nó đang lan tỏa mạnh mẽ đến thế giới tài sản số. Giá tiền mã hóa gần đây liên tục biến động và có xu hướng giảm trên diện rộng, phần lớn xuất phát từ những bất ổn xung quanh chính sách thuế quan toàn cầu.Vậy, những yếu tố nào từ "cuộc chiến" này có thể tác động sâu sắc nhất đến thị trường crypto vào năm nay?Tâm lý mong manh: Khi nỗi sợ bao trùm, altcoin "mất mùa"Yếu tố dễ nhận thấy nhất chính là tâm lý nhà đầu tư. Chỉ số Sợ hãi & Tham lam (Crypto Fear & Greed Index) hiện ở mức 29/100, một "con số biết nói" cho thấy sự e dè đang bao phủ thị trường. Chỉ số này thậm chí trước đó đã rơi xuống dưới ngưỡng 20 trùng khớp với những lo ngại leo thang về thuế quan.Trong bối cảnh bất an...
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán: VPB) đã tổ chức phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2025.Sếp VPBank: Nợ xấu sẽ thể hiện rõ trong 6 tháng đầu nămTại phiên họp, trả lời câu hỏi về tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc, cho biết nợ xấu năm nay sẽ thể hiện rõ trong 6 tháng đầu năm. Các khoản nợ này được tái cơ cấu năm 2024, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Trong đó, nợ xấu tăng chủ yếu là từ người mua bất động sản tại các dự án, trong đó có những dự án của Novaland."Novaland đã cải thiện được khoảng 30% hồ sơ pháp lý các dự án, còn 70% đang trong lộ trình để xử lý cùng các ngân hàng, nên tình trạng nợ xấu của bất động sản có thể tăng trong quý I và II, nhưng sau đó sẽ ổn định và giảm dần vào các tháng...
Mức tăng chóng mặt: Giá gấp đôi, thậm chí gấp 4 lầnTheo dữ liệu của Bloomberg News, đa số các đợt tăng giá diễn ra vào ngày thứ Sáu (25/4). Các danh mục sản phẩm chủ lực đều bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, giá trung bình top 100 sản phẩm trong nhóm làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tăng vọt 51% chỉ sau một ngày. Một số mặt hàng thậm chí tăng gấp đôi.Sản phẩm nhà bếp, gia dụng và đồ chơi ghi nhận mức tăng giá trung bình hơn 30%, với "cú sốc" lớn nhất đến từ bộ 10 khăn bếp - nhảy từ 1,28 USD lên 6,10 USD, tương đương mức tăng 377%. Quần áo nữ, mảng "hái ra tiền" của Shein, cũng tăng giá 8% so với trước đó.Điều đáng chú ý là trong khi giá tại Mỹ nhảy vọt, giá sản phẩm tại Anh và nhiều quốc gia khác hầu như không thay đổi. Điều này cho thấy Shein đang nhắm thẳng vào người tiêu dùng Mỹ để bù đắp chi p...