Chủ kênh 'Gia đình Hải Sen' khoe xe sang, ở biệt thự trước khi bị bắt

Vụ việc Lê Văn Hải - chủ kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" nổi tiếng ở Ninh Bình - bị bắt về tội Buôn bán hàng giả là thực phẩm khiến dư luận không khỏi hoang mang.

Khách hàng từng mua các sản mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, trong đó thực phẩm bảo vệ sức khỏe vô cùng bất bình khi biết các công dụng sản phẩm không hề như Hải quảng cáo.

Bên cạnh việc thổi phồng công dụng để bán sản phẩm, Lê Văn Hải còn thường xuyên đăng tải các video chia sẻ về cuộc sống giàu sang trên mạng xã hội. Nhiều người vì thế coi Hải là một  biểu tượng nhờ "làm giàu từ mạng xã hội”.

Năm 2022, Lê Văn Hải khoe tậu chiếc xe Mazda trắng giá lăn bánh khoảng 700 triệu đồng. Một thời gian sau, vợ chồng Hải đăng video khoe “lên đời” chiếc xe Mercedes GLC 300 với giá hơn 3 tỷ đồng.

Đến năm 2024, cặp vợ chồng tiếp tục đăng tải video đi nhận chiếc Lexus 350 có giá trên 3 tỷ đồng. Cuộc sống giàu sang, đổi xe liên tục của Hải khiến nhiều người trầm trồ, mơ ước.

Lê Văn Hải sinh sống ở thôn Thành Tây, xã Văn Phú, huyện Nho Quan (Ninh Bình). Người dân nơi đây cũng cho biết, vợ chồng Hải vốn làm nghề tự do nhưng mấy năm gần đây giàu lên bất thường, xây nhà 3 tầng to nhất làng, sở hữu nhiều ô tô và xe máy.

Trên mạng xã hội, Hải Sen thường sản xuất các video nội dung hài nhảm, xoay quanh các chủ đề gia đình như mẹ chồng – nàng dâu, vợ - chồng, nếp sống làng quê...

Không ít video có sự xuất hiện của con gái nhỏ tuổi của cặp vợ chồng. Những màn diễn xuất với các pha “bẻ lái” phi thực tế khiến vợ chồng Hải nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng.

Lượng người theo dõi Hải trên các nền tảng tăng vọt: TikTok đạt 2,6 triệu lượt theo dõi, YouTube cũng vượt mốc 2,6 triệu lượt đăng ký, Facebook có hơn 2,3 triệu người theo dõi.

Khi có lượng theo dõi lớn, vợ chồng này đăng tải các sản phẩm bán để kiếm lời. Để tạo lòng tin về dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, Hải quay nhiều video mặc áo blouse trắng đi tham quan quy trình làm ra các sản phẩm, thực phẩm chức năng phục vụ đủ mọi lứa tuổi, trong đó có trẻ nhỏ.

 Việc phô diễn cuộc sống giàu có một cách đầy chủ đích cùng với các video quảng cáo như rót mật vào tai, các hình ảnh về quy trình sản xuất… đã chiếm được lòng tin của một bộ phận người tiêu dùng khiến họ rút ví mua hàng nghìn sản phẩm.

Trên sàn thương mại điện tử, nhiều sản phẩm của Hải thu về vài chục nghìn đơn hàng chỉ sau vài ngày mở bán.

Trước khi bị bắt giữ, Lê Văn Hải đăng tải một video cho biết đang phối hợp làm việc với cơ quan chức năng liên quan đến các sản phẩm mình kinh doanh. Đến ngày 1/6, các giỏ hàng trên TikTok của Hải bị ẩn, website bán hàng của Công ty TNHH Hải Bé cũng bị đóng. Ngày 15/6, kênh TikTok "Gia đình Hải Sen" còn xóa/ẩn toàn bộ video, tài khoản Facebook hơn 2 triệu follow (lượt theo dõi) cũng bị khóa.

Dù các kênh mạng xã hội của Lê Văn Hải đã "bốc hơi" nhưng sau khi Hải bị bắt, nhiều hình ảnh về cuộc sống dư dả, nhà lầu, xe hơi... từng được Lê Văn Hải đăng tải vẫn được "đào lại", trở thành chủ đề bàn tán của nhiều người. Không ít ý kiến cho rằng, việc giàu có nhanh chóng của Hải chính là nhờ hành vi buôn bán bất chính, đánh lừa người tiêu dùng.

Lê Văn Hải không phải là trường hợp đầu tiên bị bắt vì các hành vi buôn bán hàng giả. Trước đó, nhiều TikToker nổi tiếng như Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs, Dưỡng Dướng Dường (Mai Văn Dưỡng)… đã phải trả giá sau những hành vi câu views bất chấp, sản xuất, buôn bán hàng giả, kém chất lượng.

Liên quan đến vấn đề này, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh, tác giả cuốn sách Khủng hoảng không bắt đầu từ truyền thông, Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê, từng chia sẻ, việc livestream bán hàng và bàn luận các vấn đề xã hội trên mạng vốn là chuyện bình thường.

Tuy nhiên, khi một số người lợi dụng việc này, nhất là lợi dụng ảnh hưởng của bản thân để thực hiện những mục đích không trong sáng, thiếu tính chân thực sẽ rất dễ rơi vào các tình huống khủng hoảng.

Việc nói dối, không trung thực sớm muộn cũng sẽ bị lộ và người trong cuộc sẽ phải đối diện với rủi ro. Việc TikToker bị bắt, tạm giam là cái giá phải trả sau một quá trình trục lợi bất chấp.

"Nhiều KOL (người có sức ảnh hưởng) đang trục lợi bằng mọi cách để kiếm tiền, bán hàng và thực hiện nhiều mục đích mà người khác khó đoán. Những hành vi này tiềm ẩn nguy hiểm và sớm muộn họ cũng phải trả giá bằng hình phạt của pháp luật", ông Vinh nói.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Khoe tiền, văng tục: 'Giang hồ mạng' được tung hô, cảnh báo lệch chuẩn

Khoe tiền, khoe bất chấpNgày 9/7, thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP Hải Phòng cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an xã Kiến Minh (TP Hải Phòng) bắt quả tang 3 đối tượng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Đáng chú ý có Nguyễn Thành Long, đối tượng nổi tiếng trên mạng xã hội với danh xưng giang hồ Tiến "bịp".Vào thời điểm trước khi bị bắt, trên trang YouTube của Tiến "bịp" thu hút hơn 220.000 người đăng ký.Không chỉ đăng tải nhiều video, đối tượng này thường xuyên livestream (phát sóng trực tiếp) nói về các vấn đề xã hội, đạo lý giang hồ, quảng cáo các trò chơi đỏ đen, hướng dẫn chơi cờ bạc bịp. Biệt danh Tiến "bịp" cũng từ đây mà ra.Không ít video của Tiến "bịp" xuất hiện những phát ngôn gây tranh cãi mang màu sắc giang hồ như "còn đúng cái nịt",...

Tin tức 1
Tàu hỏa tắt điều hòa 3 tiếng, khách bức xúc lấy búa đập vỡ cửa sổ vì nóng

Sự cố xảy ra trên chuyến tàu chở khách mang số hiệu K1373 va chạm với tàu chở hàng vào tối 2/7 khiến tàu phải dừng lại trên đường tới thành phố Kim Hoa thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.Đây là tuyến tàu thuộc Tập đoàn Đường sắt Thượng Hải. Vụ va chạm khiến toa đầu của tàu chở khách bị trật bánh nhưng may mắn không xảy ra thương vong.Ngay sau đó, cơ quan chức năng đường sắt khẩn trương xử lý sự cố và tổ chức chuyển tải hành khách. Tuy nhiên, điều hòa trên tàu hỏa bị tắt sau khi va chạm xảy ra, khiến hành khách trên tàu bị khó chịu và xảy ra tình trạng bức xúc.Ông Lý, một hành khách cho biết, thời điểm tàu bị dừng lại chỉ cách nhà ga Kim Hoa khoảng 10km. Hệ thống điều hòa dừng lại, đèn chiếu sáng chỉ còn một nửa. Không khí trở nên oi nóng và ngột ngạt dù thời điểm này khoảng 21h.Nhiều vị kh...

Tin tức 1
Xôn xao hình ảnh rắn chui vào xe máy, phun nọc độc vào thợ sửa xe ở TPHCM

Mới đây, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh kỹ thuật viên của một tiệm sửa chữa phát hiện rắn chui vào bên trong phương tiện của khách hàng thu hút nhiều lượt tương tác.Theo hình ảnh trên mạng xã hội, 4 nam thanh niên dùng gậy sắt cố gắng khống chế con rắn. Một người trong đó bị con rắn phun nọc trúng mắt, phải dùng gạc trắng băng bó.Đa số ý kiến bình luận của cộng đồng mạng bày tỏ bất ngờ, không nghĩ rắn có thể chui vào trong xe máy."Quá nguy hiểm... Nếu nhân viên không kịp thời phát hiện, rắn có thể tấn công vào chân của người lái xe khi điều khiển phương tiện", một cư dân mạng viết.Một người khác khuyên: "Chủ nhân xe máy nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để phát hiện chuột, rắn hay côn trùng trú ngụ bên trong linh kiện". Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Thanh Tuyền - nhân viên c...