Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen (Ảnh: Khmer Times).
Khmer Times đưa tin, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen ngày 22/5 đã tham gia một hội nghị mang tên: "Tương lai của Campuchia không có nạn diệt chủng".
Trong sự kiện, ông đã nêu về những sai lầm của các quốc gia nước ngoài dẫn tới những năm tháng mà Campuchia phải trải qua nạn diệt chủng.
Đầu tiên, ông viện dẫn sự ủng hộ của nước ngoài đối với cuộc đảo chính năm 1970 lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk. Ông nhận định đây là một trong những yếu tố đẩy đất nước Campuchia tiến đến con đường diệt chủng trong những năm sau đó.
Thứ 2, ông cũng chỉ ra sự ủng hộ của một số quốc gia với chế độ Khmer Đỏ tại Liên hợp quốc và việc áp đặt các biện pháp trừng phạt ngoại giao đối với chính phủ hợp pháp của Campuchia, khiến quốc gia này càng thêm khó khăn trong nhiều năm liền.
Ông nói: "Tôi luôn gặp và nhắc nhở các nhà ngoại giao và chính trị gia từ nhiều quốc gia khác nhau đừng phạm sai lầm thứ 3 vì họ đã phạm 2 sai lầm nghiêm trọng".
"Sai lầm đầu tiên là gì? Có bao nhiêu nước ủng hộ cuộc đảo chính lật đổ Hoàng thân Norodom Sihanouk của chế độ Lon Nol?", ông nói.
Theo ông, nếu cộng đồng quốc tế trừng phạt chế độ Lon Nol, Campuchia sẽ không bị rơi vào sự thống trị tàn bạo của Khmer Đỏ, dẫn đến hàng triệu người vô tội bị sát hại.
Ông nhấn mạnh rằng, các quốc gia nước ngoài đã ghi trong các tài liệu nội bộ của họ rằng việc công nhận chế độ Lon Nol là một sai lầm, vì nó không dẫn tới một tiến trình dân chủ như kỳ vọng. Ông cũng cho biết, các quốc gia nước ngoài này chưa bao giờ thực sự thừa nhận công khai rằng họ đã mắc sai lầm nghiêm trọng với Campuchia.
Sau đó, ông chỉ ra sai lầm lớn thứ 2 của một số quốc gia nước ngoài chính là công nhận Khmer Đỏ, cho phép chế độ này ngồi vào ghế của Campuchia tại Liên hợp quốc trong 12 năm và trừng phạt những người có ý định chống lại chế độ diệt chủng của Pol Pot.
Ông cho biết, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền cần cảnh giác nhằm ngăn chặn bất kỳ thành phần xã hội nào muốn thúc đẩy văn hóa chính trị cực đoan, phổ biến các hệ tư tưởng thúc đẩy các phong trào phản kháng và hận thù chống lại chính quyền hợp pháp và thúc đẩy những thay đổi đi ngược lại các nguyên tắc dân chủ và toàn diện.
Năm nay, Campuchia kỷ niệm 45 năm chiến thắng trước chế độ Khmer Đỏ tàn bạo, mở ra kỷ nguyên của sự hồi sinh và kiến tạo nền hòa bình tại quốc gia Đông Nam Á.
Trong 4 năm cai trị của Khmer Đỏ (1975-1979), có đến 2 triệu người Campuchia thiệt mạng do bị bỏ đói, lao động cưỡng bức, tra tấn, hành hình và thảm sát. Chế độ diệt chủng này đã gây ra một trong những chương tăm tối nhất trong lịch sử của Campuchia.
Trước đó, ông Hun Sen nhiều lần phát biểu rằng, nhờ sự giúp đỡ to lớn của quân tình nguyện Việt Nam mà Campuchia đã lật đổ được chế độ diệt chủng Khmer Đỏ, cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi cuộc thảm sát tàn khốc nhất trong lịch sử và mở ra một kỷ nguyên mới độc lập, tự do, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Lãnh đạo đảo Greenland Mute Egede (Ảnh: AFP).Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News vào ngày 16/1, lãnh đạo đảo Greenland, ông Mute Egede, đã đề cập đến mối quan tâm mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc "mua lại" Greenland từ Đan Mạch. Ông Egede đề cập đến những lo ngại về an ninh quốc gia."Chúng tôi là những láng giềng gần gũi. Chúng tôi đã hợp tác trong 80 năm qua và tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi có nhiều điều để hợp tác", ông Egede nói, nhấn mạnh rằng Greenland sẽ luôn là một phần của NATO và "là đối tác mạnh mẽ của Mỹ"."Nhưng chúng tôi muốn nói rõ ràng. Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Chúng tôi không muốn trở thành một phần của Mỹ", nhà lãnh đạo Greenland nhấn mạnh.Ông Egede cho biết người dân đảo Greenland "cũng không muốn trở thành người Đan Mạch"."Ch...
Nga tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi vùng lãnh thổ Kursk (Ảnh: Tass).Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1 tuyên bố lực lượng Nga đã giành lại 63,2% lãnh thổ do Ukraine chiếm giữ ở tỉnh Kursk, miền tây nước Nga.Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Moscow đã giành lại 4 khu định cư ở Kursk trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1.Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 khu định cư được giành lại ở Kursk gồm Alexandria, Leonidovo, Russkoye Porechnoye và Kruglenkoye. Những ngôi làng này, nằm ở quận Sudzhansky, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tiến hành các hoạt động tấn công thành công, gây ra tổn thất đáng kể cho lực lượng Ukraine.Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau các cuộc tấn công của Nga, các đơn vị của Ukraine buộc phả...
Ukraine bị tàn phá nặng nề do chiến sự (Ảnh: Reuters).Liudmyla Parybus, một sinh viên 20 tuổi tại trung tâm Kiev, không kỳ vọng quá nhiều vào việc tân Tổng thống Mỹ sẽ chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm ở Ukraine."Tôi không mấy hy vọng vào ông ấy. Cuối cùng thì mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng tôi", cô cho biết.Sự hoài nghi của Parybus phản ánh cảm xúc của nhiều người Ukraine, những người không quá tin tưởng vào các lời hứa của ông Donald Trump về việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận hòa bình sau khi ông nhậm chức vào đầu tuần tới."Số phận của chúng tôi nằm trong tay chính chúng tôi. Chúng tôi không thể dựa vào bất kỳ ai khác", Marharyta Deputat, một quản lý bán hàng 29 tuổi, chia sẻ.Hanna Horbachova, 55 tuổi, cũng không mấy lạc quan về lời hứa của ông Trump. Chủ sở hữu một tiệm bánh...