Phát biểu tại tọa đàm "Nâng cao năng lực phòng chống tội phạm tài chính trên không gian mạng", Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TPHCM, nhấn mạnh tọa đàm được tổ chức nhằm nhận diện rõ hơn các phương thức, thủ đoạn của tội phạm trong lĩnh vực tài chính, công nghệ cao.
Qua đó, xác định rõ các nguyên nhân, xu hướng của loại tội phạm này, đưa ra các biện pháp khuyến cáo, phòng ngừa đối với người dân, doanh nghiệp.
Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc Công an TPHCM phát biểu khai mạc (Ảnh: CTV).
Đồng thời, làm rõ thêm về sự cần thiết, tính cấp bách đối với việc ban hành, sửa đổi một số chính sách, quy định liên quan để đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc, đủ mạnh, khả thi, giúp ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm trong lĩnh vực tài chính, công nghệ cao.
Đặc biệt là nâng cao nhận thức cộng đồng về lừa đảo trực tuyến, tăng cường ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân và xây dựng mạng lưới liên kết giữa các tổ chức trong quá trình điều tra, xác minh, xử lý các vụ việc.
Để giải quyết vấn đề này, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, đề xuất cần nhanh chóng phổ cập kiến thức về Blockchain và AI đến mọi đối tượng cộng đồng để giảm thiểu tình trạng lừa đảo, nhất là đối với những người yếu thế (người lớn tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ, v.v.).
Hình thức đào tạo cần linh hoạt, đa dạng, bao gồm đào tạo trực tiếp, tổ chức hội thảo, diễn đàn, đào tạo online qua MasterTeck (nền tảng học trực tuyến mở Blockchain và AI đầu tiên của Việt Nam theo Chiến lược Blockchain Quốc gia).
Đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội là các cơ quan công an, cần tăng cường đào tạo nội bộ, nâng cao kiến thức chuyên môn để nắm bắt và làm chủ các công nghệ tiên tiến, dễ dàng truy vết và ngăn chặn các hành vi lừa đảo.
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị quốc tế, tổ chức cung cấp dữ liệu uy tín toàn cầu và các chương trình truy vết trên mạng Blockchain (on-chain) như ChainTracer để tối ưu hiệu quả công tác điều tra, xác định và ngăn ngừa các giao dịch bất hợp pháp.
Ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam, chia sẻ tại tọa đàm (Ảnh: CTV).
Đồng quan điểm, Đại tá, PGS.TS Nguyễn Văn Chánh, Trưởng khoa Khoa Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Trường Đại học Cảnh sát nhân dân), cho biết đảm bảo mọi người đều an toàn trên không gian mạng là một mục tiêu lớn mà Đại học Cảnh sát Nhân dân nói riêng và lực lượng cảnh sát nói chung đã và đang nỗ lực thực hiện.
Đại học Cảnh sát Nhân dân cũng đang nỗ lực truyền thông, giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức cảnh giác cho cộng đồng, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên từ bậc Trung học đến Đại học.
Ông Ngô Minh Hiếu, Giám đốc Dự án Phòng chống lừa đảo, cho biết tâm lý của nạn nhân là một trong những rào cản lớn khiến nhiều người không muốn trình báo các cơ quan chức năng.
"Đối với các nạn nhân bị lừa đảo các khoản tiền lớn, đa phần là lừa đảo tình cảm thì họ thường lo lắng bị ảnh hưởng đến uy tín và các mối quan hệ xã hội. Một số người khác lại cho rằng số tiền quá nhỏ không muốn báo cáo cơ quan chức năng hoặc cho rằng báo cáo cũng không giải quyết được nên lựa chọn phương án im lặng", ông Hiếu chia sẻ.
Cũng theo ông Hiếu, việc chống lừa đảo trên không gian mạng không hề khó. Người dân chỉ cần chậm lại, kiểm chứng thông tin và báo cáo các cơ quan chức năng thì có thể giảm thiểu nguy cơ lừa đảo.
Trong bối cảnh thị trường di động đã trở nên bão hòa với các mẫu sản phẩm có thiết kế và tính năng tương tự nhau, các hãng công nghệ phải tìm cách tạo ra những chiếc smartphone với điểm nhấn đặc biệt để lôi kéo người dùng.Hãng điện thoại Realme cũng đã thực hiện điều tương tự với bộ đôi 14 Pro và 14 Pro+ vừa được hãng giới thiệu. Điểm nhấn của 2 chiếc smartphone này là trang bị mặt lưng với công nghệ có khả năng thay đổi màu sắc theo thời tiết hoặc theo nhiệt độ môi trường.Realme 14 Pro và 14 Pro+ có thiết kế giống nhau, chỉ khác nhau về cấu hình bên trong. Mặt sau nổi bật với cụm camera kích thước lớn (Ảnh: Realme).Realme đã hợp tác với Valeur Designers, một công ty thiết kế công nghiệp có trụ sở tại Đan Mạch, để phát triển và tích hợp công nghệ cảm biến nhiệt vào bộ đôi sản phẩm, cho phé...
Người dùng sẽ thấy nhãn "Xác thực ứng dụng Chính phủ" trên các ứng dụng hợp pháp (Ảnh: Thế Anh).Đây là kết quả hợp tác giữa Cục An toàn thông tin (AIS), Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Google.Hai tổ chức đã phối hợp để xác minh tính hợp pháp của các ứng dụng Chính phủ, đảm bảo rằng chúng thực sự đại diện cho các cơ quan nhà nước và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho công dân Việt Nam.Đồng thời, Cục An toàn thông tin khuyến khích các cơ quan Chính phủ gửi ứng dụng của họ để được xác minh và cấp nhãn xác thực.Theo đó, khi mở trình duyệt Google Play, người dùng sẽ thấy nhãn "Xác thực ứng dụng Chính phủ" trên các ứng dụng hợp pháp, giúp họ an tâm về mức độ uy tín của ứng dụng này.Sáng kiến này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhu cầu về dịch vụ công tại Việt Nam ngày càng tăng và số lượng...
Tại VinBigData, nhân viên của công ty sử dụng trợ lý ảo để chấm công hay hỏi các vấn đề liên quan đến công việc (Ảnh: Trung Nam).Trong 10 năm trở lại đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã phát triển như vũ bão; với sự phát triển của học máy và dữ liệu lớn, Việt Nam đang có nhiều sự bứt phá trong cuộc đua AI trên trường thế giới.Chiều 19/12 tại Hà Nội, VinBigData đã tổ chức Hội thảo GenAI for Real World với sự tham gia đại diện các doanh nghiệp đang hoạt động và ứng dụng AI vào trong công việc.GenAI làm thay đổi đáng kể các doanh nghiệp Công nghệ này đang được nhiều công ty sử dụng như trong chatbot hỗ trợ chăm sóc, tư vấn khách hàng ở lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng tài chính; trên trợ lý ảo xe điện hay camera an ninh.Ông Đào Hữu Phúc, Giám đốc điều hành Công ty công nghệ FWD Việt Nam chia sẻ, tác độ...