Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn lần đầu sau 4 năm được tổ chức

(Từ trái sang phải) Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại hội nghị thượng đỉnh ở Seoul hôm 27/5 (Ảnh: Reuters).

Theo các nguồn tin, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường hôm 26/5 đã nhất trí với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về việc khởi động đối thoại ngoại giao và an ninh, đồng thời nối lại các cuộc đàm phán thương mại tự do cũng như thảo luận về căng thẳng xung quanh vấn đề Đài Loan với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Và vào ngày 27/5, các nhà lãnh đạo ba nước này đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa 3 nước láng giềng châu Á sau hơn 4 năm bị gián đoạn vì căng thẳng.

Ba nhà lãnh đạo đã tham dự bữa tiệc, trong đó các dàn hợp xướng và ban nhạc đa văn hóa biểu diễn các bài hát truyền thống và hiện đại của các nước, trong khi thực đơn bao gồm đậu phụ, bánh bao và bột đậu - những món ăn đặc trưng ở cả ba nước.

Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản đang cố gắng giải quyết vấn đề về "mất niềm tin ngày càng tăng", trong bối cảnh cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington leo thang cũng như những căng thẳng quanh vấn đề Đài Loan.

Các nhà ngoại giao và quan chức cho biết, không có nhiều kỳ vọng lớn vào hội nghị thượng đỉnh ba bên lần này nhưng dù sao việc các nhà lãnh đạo bắt tay nhau cũng sẽ giúp duy trì ít nhất một số hoạt động ngoại giao cấp cao sau nhiều năm quan hệ xấu đi rõ rệt.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ca ngợi điều mà ông gọi là "sự tái khởi động và khởi đầu mới" trong quan hệ với ba bên, đồng thời kêu gọi nối lại hợp tác toàn diện giữa các cường quốc kinh tế Đông Á.

Theo ông Lý Cường, điều này chỉ có thể diễn ra nếu tách chính trị khỏi các vấn đề kinh tế và thương mại. Ông cũng kêu gọi chấm dứt chủ nghĩa bảo hộ và tách rời các chuỗi cung ứng.

"Đối với Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, quan hệ gần gũi giữa chúng ta sẽ không thay đổi, tinh thần hợp tác có được thông qua ứng phó với khủng hoảng sẽ không thay đổi, và sứ mệnh bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực của chúng ta sẽ không thay đổi", ông Lý nói.

Theo Thủ tướng Lý Cường, Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sản xuất cao cấp, năng lượng mới, trí tuệ nhân tạo, y sinh và các lĩnh vực khác.

Ông cho biết, Trung Quốc sẽ tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường, tăng cường bảo đảm cho đầu tư nước ngoài và hoan nghênh nhiều công ty Hàn Quốc hoạt động tại nước này. Trong một cuộc gặp riêng với Chủ tịch Samsung Jay Y Lee, Thủ tướng Lý Cường khuyến khích gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này tiếp tục tăng cường đầu tư vào Trung Quốc.

Trong khi đó, Tổng thống Yoon nói rằng, Hàn Quốc và Trung Quốc nên hợp tác không chỉ để thúc đẩy lợi ích chung dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau mà còn về các vấn đề khu vực và toàn cầu để giải quyết các thách thức chung, trong đó ông trích dẫn về cuộc chiến Ukraine, xung đột Israel-Hamas và những bất ổn kinh tế toàn cầu.

Tổng thống Yoon cũng kêu gọi Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đặc biệt là khi Triều Tiên tiếp tục phát triển tên lửa hạt nhân. 

Tại một cuộc gặp riêng với Thủ tướng Nhật Bản Kishida, Tổng thống Yoon ca ngợi những tiến bộ trong trao đổi ngoại giao, kinh tế và văn hóa với Nhật Bản và nhất trí tăng cường quan hệ vào năm tới khi hai nước kỷ niệm 60 năm bình thường hóa quan hệ.

Thủ tướng Kishida cũng gặp riêng người đồng cấp Lý Cường, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế.

Đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin, ông Lý Cường nói với người đồng cấp Kishida về việc hy vọng Nhật Bản sẽ "xử lý đúng đắn các vấn đề như Đài Loan".

Trả lời các phóng viên sau cuộc họp, Thủ tướng Kishida nói rằng ông đã đề nghị Bắc Kinh dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản, vốn được áp đặt sau khi Tokyo bắt đầu xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima vào Thái Bình Dương.

Theo CCTV, Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã nhất trí tổ chức vòng đối thoại kinh tế cấp cao song phương mới vào thời điểm thích hợp.

Ba nước láng giềng này đã nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh thường niên bắt đầu từ năm 2008, nhưng những căng thẳng song phương và đại dịch Covid-19 khiến kế hoạch này bị gián đoạn. Một hội nghị thượng đỉnh ba bên gần đây nhất diễn ra vào cuối năm 2019.

Theo các nguồn tin, cả ba nhà lãnh đạo sẽ thông qua tuyên bố chung về 6 lĩnh vực bao gồm kinh tế và thương mại, khoa học và công nghệ, trao đổi công dân, sức khỏe và dân số già hóa.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Greenland phản đối kế hoạch mua lại của Tổng thống Trump

Lãnh đạo đảo Greenland Mute Egede (Ảnh: AFP).Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News vào ngày 16/1, lãnh đạo đảo Greenland, ông Mute Egede, đã đề cập đến mối quan tâm mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc "mua lại" Greenland từ Đan Mạch. Ông Egede đề cập đến những lo ngại về an ninh quốc gia."Chúng tôi là những láng giềng gần gũi. Chúng tôi đã hợp tác trong 80 năm qua và tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi có nhiều điều để hợp tác", ông Egede nói, nhấn mạnh rằng Greenland sẽ luôn là một phần của NATO và "là đối tác mạnh mẽ của Mỹ"."Nhưng chúng tôi muốn nói rõ ràng. Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Chúng tôi không muốn trở thành một phần của Mỹ", nhà lãnh đạo Greenland nhấn mạnh.Ông Egede cho biết người dân đảo Greenland "cũng không muốn trở thành người Đan Mạch"."Ch...

Tin tức 1
Nga áp đặt Ukraine rút quân khỏi cứ điểm ở Kursk sau khi giành lãnh thổ連続で領土を奪取したロシアがクルスクの拠点からウクライナ軍を撤退させる

Nga tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi vùng lãnh thổ Kursk (Ảnh: Tass).Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1 tuyên bố lực lượng Nga đã giành lại 63,2% lãnh thổ do Ukraine chiếm giữ ở tỉnh Kursk, miền tây nước Nga.Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Moscow đã giành lại 4 khu định cư ở Kursk trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1.Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 khu định cư được giành lại ở Kursk gồm Alexandria, Leonidovo, Russkoye Porechnoye và Kruglenkoye. Những ngôi làng này, nằm ở quận Sudzhansky, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tiến hành các hoạt động tấn công thành công, gây ra tổn thất đáng kể cho lực lượng Ukraine.Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau các cuộc tấn công của Nga, các đơn vị của Ukraine buộc phả...

Tin tức 1
Dân Ukraine lo ngại trước việc ông Trump sắp trở thành Tổng thống Mỹ

Ukraine bị tàn phá nặng nề do chiến sự (Ảnh: Reuters).Liudmyla Parybus, một sinh viên 20 tuổi tại trung tâm Kiev, không kỳ vọng quá nhiều vào việc tân Tổng thống Mỹ sẽ chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm ở Ukraine."Tôi không mấy hy vọng vào ông ấy. Cuối cùng thì mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng tôi", cô cho biết.Sự hoài nghi của Parybus phản ánh cảm xúc của nhiều người Ukraine, những người không quá tin tưởng vào các lời hứa của ông Donald Trump về việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận hòa bình sau khi ông nhậm chức vào đầu tuần tới."Số phận của chúng tôi nằm trong tay chính chúng tôi. Chúng tôi không thể dựa vào bất kỳ ai khác", Marharyta Deputat, một quản lý bán hàng 29 tuổi, chia sẻ.Hanna Horbachova, 55 tuổi, cũng không mấy lạc quan về lời hứa của ông Trump. Chủ sở hữu một tiệm bánh...