Tiến độ công trình cầu tàu 320 triệu USD ở Gaza chậm lại do bị sóng đánh gẫy sau 2 tuần

Cầu tàu đã bị sóng đánh gẫy (bên phải) (Ảnh: Maxar).

Cầu tàu quân đội Mỹ xây dựng để vận chuyển viện trợ vào Gaza đã bị vỡ và hư hại khi biển động hôm 28/5, ảnh hưởng tới nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm tạo hành lang hàng hải để cung cấp hàng hóa nhân đạo vào vùng đất bị chiến sự tàn phá trong hơn nửa năm qua.

Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh cho biết cầu tàu "bị hư hỏng và các phần của cầu tàu cần được xây dựng lại và sửa chữa". Cầu tàu sẽ được di dời khỏi vị trí trên bờ biển Gaza trong 48 giờ tới và đưa đến cảng Ashdod của Israel, nơi Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ sẽ sửa chữa. Việc sửa chữa dự kiến sẽ mất hơn một tuần.

Cầu tàu trị giá 320 triệu USD chỉ mới bắt đầu hoạt động vào ngày 17/5. Tuy nhiên, do sóng biển lớn, nó đã bị tạm dừng hoạt động tới 24/5.

Theo truyền thông Mỹ, cầu tàu mang tên JLOTS yêu cầu biển phải lặng để hoạt động hiệu quả. JLOTS sẽ chỉ được vận hành an toàn khi sóng cao tối đa 0,9m và sức gió dưới 24km/h.

Tuần trước, Phó Đô đốc Brad Cooper, phó chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ, cho biết 820 tấn hàng hóa viện trợ đã được chuyển qua cầu tàu đến bãi biển Gaza, nơi Liên Hợp Quốc chịu trách nhiệm phân phối cho người dân Palestine.

Sau nhiều tháng chiến sự giữa Israel và Hamas nổ ra, các tổ chức quốc tế cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng đe dọa dân số hơn 2  triệu người Palestine ở Gaza. 

Người dân ở Dải Gaza phải ăn thức ăn chăn nuôi, thậm chí xương rồng để sống sót. Các bác sĩ cho biết trẻ em tử vong trong bệnh viện do suy dinh dưỡng và mất nước, trong khi Liên hợp quốc thừa nhận phải đối mặt với "những trở ngại quá lớn" trong việc viện trợ.

Theo cơ quan y tế ở Gaza, số người thiệt mạng cao nhấn mạnh thử thách khủng khiếp kéo dài nhiều tháng của người dân Palestine ở dải đất này, trong đó các chiến dịch ném bom trên không và tấn công trên bộ của Israel đã khiến đại đa số cư dân phải di dời và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo thảm khốc.

Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc (WFP), gần như toàn bộ dân số 2,2 triệu người cần viện trợ lương thực, trong đó 1/6 trẻ em dưới 2 tuổi bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Greenland phản đối kế hoạch mua lại của Tổng thống Trump

Lãnh đạo đảo Greenland Mute Egede (Ảnh: AFP).Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News vào ngày 16/1, lãnh đạo đảo Greenland, ông Mute Egede, đã đề cập đến mối quan tâm mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc "mua lại" Greenland từ Đan Mạch. Ông Egede đề cập đến những lo ngại về an ninh quốc gia."Chúng tôi là những láng giềng gần gũi. Chúng tôi đã hợp tác trong 80 năm qua và tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi có nhiều điều để hợp tác", ông Egede nói, nhấn mạnh rằng Greenland sẽ luôn là một phần của NATO và "là đối tác mạnh mẽ của Mỹ"."Nhưng chúng tôi muốn nói rõ ràng. Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Chúng tôi không muốn trở thành một phần của Mỹ", nhà lãnh đạo Greenland nhấn mạnh.Ông Egede cho biết người dân đảo Greenland "cũng không muốn trở thành người Đan Mạch"."Ch...

Tin tức 1
Nga áp đặt Ukraine rút quân khỏi cứ điểm ở Kursk sau khi giành lãnh thổ連続で領土を奪取したロシアがクルスクの拠点からウクライナ軍を撤退させる

Nga tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi vùng lãnh thổ Kursk (Ảnh: Tass).Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1 tuyên bố lực lượng Nga đã giành lại 63,2% lãnh thổ do Ukraine chiếm giữ ở tỉnh Kursk, miền tây nước Nga.Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Moscow đã giành lại 4 khu định cư ở Kursk trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1.Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 khu định cư được giành lại ở Kursk gồm Alexandria, Leonidovo, Russkoye Porechnoye và Kruglenkoye. Những ngôi làng này, nằm ở quận Sudzhansky, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tiến hành các hoạt động tấn công thành công, gây ra tổn thất đáng kể cho lực lượng Ukraine.Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau các cuộc tấn công của Nga, các đơn vị của Ukraine buộc phả...

Tin tức 1
Dân Ukraine lo ngại trước việc ông Trump sắp trở thành Tổng thống Mỹ

Ukraine bị tàn phá nặng nề do chiến sự (Ảnh: Reuters).Liudmyla Parybus, một sinh viên 20 tuổi tại trung tâm Kiev, không kỳ vọng quá nhiều vào việc tân Tổng thống Mỹ sẽ chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm ở Ukraine."Tôi không mấy hy vọng vào ông ấy. Cuối cùng thì mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng tôi", cô cho biết.Sự hoài nghi của Parybus phản ánh cảm xúc của nhiều người Ukraine, những người không quá tin tưởng vào các lời hứa của ông Donald Trump về việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận hòa bình sau khi ông nhậm chức vào đầu tuần tới."Số phận của chúng tôi nằm trong tay chính chúng tôi. Chúng tôi không thể dựa vào bất kỳ ai khác", Marharyta Deputat, một quản lý bán hàng 29 tuổi, chia sẻ.Hanna Horbachova, 55 tuổi, cũng không mấy lạc quan về lời hứa của ông Trump. Chủ sở hữu một tiệm bánh...