Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu ban đầu tại trung tâm y tế huyện, sau đó được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 5 điểm, thở qua bóp bóng, co giật toàn thân, nhiệt độ cơ thể 40,5 độ C, mạch nhanh, huyết áp tụt.
Tại đây, các bác sĩ đã thực hiện các biện pháp hồi sức và kiểm tra toàn diện để loại trừ tình trạng bất thường não, mạch não và các nguyên nhân khác. Bệnh nhân được xác định bị sốc nhiệt mức độ nặng, nguy cơ tử vong cao 30-40%. Đây là ca bệnh khó và rất nặng.
Sau khi hội chẩn trong khoa, các bác sĩ đã áp dụng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy để kiểm soát nhiệt độ cơ thể và các biện pháp hồi sức tích cực khác như thở máy, dùng thuốc vận mạch, lọc máu, bù nước, điện giải… để điều chỉnh các rối loạn do tình trạng sốc và tăng thân nhiệt gây ra.
Sau 22 ngày điều trị, bệnh nhân đã có thể xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định (Ảnh:B.V).
Sau 5 ngày duy trì hạ thân nhiệt chỉ huy, 2 ngày lọc máu và phối hợp các biện pháp điều trị tích cực, ý thức người bệnh tỉnh dần, các rối loạn dần ổn định. Đến ngày thứ 8, người bệnh rút được máy thở. Đến nay, sau 22 ngày điều trị, người bệnh được ra viện.
Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức (thường trên 40 độ C), do kết hợp của việc tiếp xúc với nhiệt nóng từ môi trường và việc tăng thân nhiệt do cơ thể vận động quá mức, lại mất nước.
Hậu quả là hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể bị ngừng lại hoặc rối loạn, dẫn tới tổn thương rất nhiều cơ quan như hôn mê, co giật, trụy tim mạch, tổn thương gan, suy gan, rối loạn đông máu nội quản rải rác, tiêu cơ vân, suy thận…
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh thường rất nặng. Nạn nhân thường không tử vong ngay tại chỗ nhưng tử vong thường tại các cơ sở y tế do đến muộn, suy đa tạng hoặc không được cấp cứu ban đầu kịp thời và đúng.
Nắng gay gắt nhất là vào thời điểm 12-16 giờ hàng ngày. Nếu đi đường, làm việc lâu ngoài nắng vào thời điểm này sẽ rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng sốc nhiệt, trụy mạch, tổn thương não.
Làm gì để phòng tránh sốc nhiệt?
Người dân hạn chế đến mức tối đa ra ngoài trời trong khoảng thời gian 11-15h. Tùy theo tính chất, đặc thù công việc mỗi người cần chống nắng khác nhau, có mũ rộng vành, áo dài tay, kính mắt để che chắn, giảm tác động của nhiệt. Lưu ý mặc đồ nhẹ, rộng, ví dụ như đồ cotton để dễ toát mồ hôi. Khi ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt.
Đặc biệt, chúng ta cần phải uống đủ nước. Bởi nước mất đi rất nhiều qua mồ hôi, nếu không uống đủ nước cũng khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, dễ gây sốc nhiệt.
Trong thời tiết nóng như hiện nay, chúng ta cần uống 2-3 lít nước mỗi ngày. Lưu ý không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có ga bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Tốt nhất bạn chọn các loại như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất…
Thời gian làm việc vào buổi sáng nên bắt đầu từ sớm và kết thúc sớm, buổi chiều bắt đầu muộn và kết thúc muộn. Khi làm việc nếu thấy nóng quá, mệt hoặc khó chịu người dân nên tạm nghỉ và thường xuyên uống các loại nước pha muối (như oresol, nước quả, nước rau luộc cho thêm muối, nước khoáng...).
Dấu hiệu của sốc nhiệt
Dấu hiệu đầu tiên của sốc nhiệt là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu.
Ngoài ra, người bệnh có thể thấy đau đầu, chóng mặt và choáng váng; da đỏ, nóng và khô; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và ói mửa; nhịp tim nhanh; thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê…
Xử lý khi sốc nhiệt
Việc sơ cứu, điều trị tích cực sớm cũng rất quan trọng nhằm càng hạn chế các tổn thương lên các cơ quan. Khi phát hiện thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc nặng hơn là bất tỉnh thì người dân phải cho tạm nghỉ và kiểm tra.
Cụ thể:
- Ngay khi phát hiện người có dấu hiệu say nóng, say nắng với những biểu hiện choáng váng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt... cần đưa người bệnh đến ngay chỗ thoáng mát (có điều hòa là tốt nhất).
- Cởi bớt quần áo, uống nước có pha muối (hoặc nước chanh, nước bột sắn dây...) và chườm mát cho người bệnh ở những vị trí như: cổ, nách, bẹn, lưng..., có thể làm giảm nhanh được nhiệt độ cơ thể.
- Có thể tưới một lớp nước lạnh hoặc ấm trên toàn bộ da nạn nhân và quạt mát, giữ cho toàn bộ vùng da luôn ướt. Thậm chí có thể nhúng cơ thể nạn nhân trong một vùng nước nhằm nhanh chóng làm nguội nạn nhân.
- Tiếp tục theo dõi, nếu thấy bệnh nhân đỡ thì có thể ăn uống để bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe.
- Nếu thấy người bệnh có tình trạng nặng như: buồn nôn, nôn, sốt cao hoặc hôn mê, cần gọi điện cho xe cấp cứu hoặc chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Trong quá trình di chuyển, nếu người bệnh có nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, đầu thấp để đề phòng sặc. Chúng ta chú ý liên tục duy trì việc làm mát cơ thể nạn nhân.
Ngày 11/1, Bệnh viện Mắt Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình) cho biết, vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho ca bệnh chấn thương mắt nghiêm trọng do tai nạn lao động gây ra.Hình ảnh mắt trái của anh A. bị tổn thương nặng do đinh vít bắn vào trong lúc lao động (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).Bệnh nhân N.L.A. (SN 1992, trú tại xã Yên Khánh, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), làm nghề cơ khí. Trong quá trình lao động, anh A. bị đinh vít bắn vào mắt. Anh được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng đau nhức dữ dội vùng mắt, có máu chảy ra từ mắt.Sau khi thăm khám, bác sĩ Trịnh Thế Sơn cho biết, mắt trái bệnh nhân bị rách giác mạc khoảng 7mm, vết rách hình cung, bờ không đều, dịch kính tại vết thương, lệch thủy tinh thể, đứt chân mống mắt và xuất huyết dịch kính.Bác sĩ đã nhanh chóng chỉ định dùng thuốc t...
Gan là cơ quan quan trọng đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu, từ đào thải độc tố, lưu trữ chất dinh dưỡng đến hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống thiếu cân đối đang khiến gan dễ bị tổn thương, dẫn đến các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, xơ gan, hay thậm chí là ung thư gan.Theo các nghiên cứu, có 5 loại nước tự nhiên, dễ tìm và vô cùng hiệu quả trong việc bảo vệ gan. Những loại nước này không chỉ giúp hỗ trợ chức năng gan mà còn ngăn ngừa tổn thương lâu dài.Trà xanhTrà xanh nhiều chất dinh dưỡng quan trọng (Ảnh: Getty).Trà xanh chứa Epigallocatechin gallate (EGCG), một chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ gan khỏi tổn thương và cải thiện chức năng gan.Theo nghiên cứu được công bố trên The Journal of Nutritional Biochemistry, EGCG giúp giảm tích tụ mỡ trong gan v...
Căn bệnh ẩn có thể gây vỡ mạch máu nãoN.T.H, 15 tuổi, sống tại Hà Nội, thường xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau đầu dai dẳng, thỉnh thoảng lên cơn động kinh và suy giảm chức năng thần kinh.H. được gia đình đưa đi khám tại một bệnh viện trên địa bàn và được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc.Nữ bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Ảnh: Minh Nhật).Tuy nhiên, qua 2 năm điều trị, tình trạng của bệnh nhân không thuyên giảm. Thậm chí, thời gian gần đây, các triệu chứng như cơn đau đầu và động kinh còn xuất hiện với tần suất dày hơn và nghiêm trọng hơn.Do đó, mới đây gia đình đã đưa H. đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn để thăm khám.Theo PGS.TS Phạm Hồng Đức, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp tim mạch, qua thăm khám và chụp cộng hưởng từ các bác sĩ đã phát...