Phát biểu tại một sự kiện của Công đảng hôm 3/6 tại Bury, ông Keir Starmer, lãnh đạo Công đảng đối lập, nhấn mạnh chương trình răn đe hạt nhân đóng vai trò "quan trọng" đối với an ninh quốc phòng của Anh.
Khi được hỏi liệu ông có cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân nếu trở thành thủ tướng Anh hay không, ông Keir nói: "Về vấn đề răn đe hạt nhân, đây là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ của chúng ta và tất nhiên, điều đó có nghĩa là chúng ta phải chuẩn bị sử dụng nó".
Ông Keir từ chối nêu các trường hợp cụ thể có thể buộc ông phải sử dụng vũ khí hạt nhân nếu trở thành thủ tướng Anh. Ông cho rằng việc bất kỳ ứng viên thủ tướng đang tranh cử nào nêu ra những điều kiện này một cách công khai là "vô trách nhiệm".
Nhấn mạnh hơn nữa về tính chất bí mật của các điều kiện mà theo đó biện pháp răn đe hạt nhân có thể được triển khai, ông Keir khẳng định những chi tiết cụ thể đó là "vấn đề có tính bảo mật cao".
Trong một động thái nhằm đảm bảo sự thống nhất trong hàng ngũ của mình, lãnh đạo Công đảng nhấn mạnh rằng toàn bộ nội các đảng đối lập ủng hộ quan điểm của ông, bất chấp sự phản đối trước đó của một số thành viên cấp cao.
Ông Keir là đối thủ chính của Thủ tướng Anh Rishi Sunak trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 4/7. Hiện cả hai lãnh đạo đều dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận. Nếu giành chiến thắng, ông Keir Starmer sẽ trở thành thủ tướng Anh.
Tuyên bố của ứng viên thủ tướng Anh được đưa ra trong bối cảnh Anh là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên công khai cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Anh viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga.
Đầu tháng 5, Ngoại trưởng Anh David Cameron tuyên bố Ukraine có quyền sử dụng vũ khí Anh để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Phát ngôn này ngay lập tức đã vấp phải phản ứng gay gắt của Moscow.
Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo, trong trường hợp vũ khí của Anh được Ukraine sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga, Moscow có thể nhắm mục tiêu vào "các cơ sở hoặc thiết bị quân sự của Anh ở Ukraine hoặc thậm chí xa hơn".
Nga cũng cảnh báo Mỹ không nên đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật trở lại lãnh thổ Anh. Trước đó, truyền thông Anh đưa tin Mỹ có thể sẽ đưa bom hạt nhân B61-12 tới căn cứ Lakenheath lần đầu tiên sau 15 năm sau khi Washington quyết định rút vũ khí hạt nhân của nước này khỏi Anh vào năm 2008.
Nga cảnh báo Điện Kremlin sẽ coi việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại Anh là một hành động leo thang căng thẳng. Moscow cũng nhiều lần cảnh báo kịch bản xung đột hạt nhân nếu căng thẳng với phương Tây leo thang.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow không nói đùa về kịch bản sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Ukraine.
Ông Medvedev cho rằng phương Tây sẽ mắc "sai lầm chết người" nếu nghĩ Nga không sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để chống lại Ukraine. Ông cũng nói về khả năng tấn công các quốc gia thù địch bằng vũ khí hạt nhân chiến lược.
Lãnh đạo đảo Greenland Mute Egede (Ảnh: AFP).Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News vào ngày 16/1, lãnh đạo đảo Greenland, ông Mute Egede, đã đề cập đến mối quan tâm mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc "mua lại" Greenland từ Đan Mạch. Ông Egede đề cập đến những lo ngại về an ninh quốc gia."Chúng tôi là những láng giềng gần gũi. Chúng tôi đã hợp tác trong 80 năm qua và tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi có nhiều điều để hợp tác", ông Egede nói, nhấn mạnh rằng Greenland sẽ luôn là một phần của NATO và "là đối tác mạnh mẽ của Mỹ"."Nhưng chúng tôi muốn nói rõ ràng. Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Chúng tôi không muốn trở thành một phần của Mỹ", nhà lãnh đạo Greenland nhấn mạnh.Ông Egede cho biết người dân đảo Greenland "cũng không muốn trở thành người Đan Mạch"."Ch...
Nga tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi vùng lãnh thổ Kursk (Ảnh: Tass).Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1 tuyên bố lực lượng Nga đã giành lại 63,2% lãnh thổ do Ukraine chiếm giữ ở tỉnh Kursk, miền tây nước Nga.Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Moscow đã giành lại 4 khu định cư ở Kursk trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1.Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 khu định cư được giành lại ở Kursk gồm Alexandria, Leonidovo, Russkoye Porechnoye và Kruglenkoye. Những ngôi làng này, nằm ở quận Sudzhansky, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tiến hành các hoạt động tấn công thành công, gây ra tổn thất đáng kể cho lực lượng Ukraine.Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau các cuộc tấn công của Nga, các đơn vị của Ukraine buộc phả...
Ukraine bị tàn phá nặng nề do chiến sự (Ảnh: Reuters).Liudmyla Parybus, một sinh viên 20 tuổi tại trung tâm Kiev, không kỳ vọng quá nhiều vào việc tân Tổng thống Mỹ sẽ chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm ở Ukraine."Tôi không mấy hy vọng vào ông ấy. Cuối cùng thì mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng tôi", cô cho biết.Sự hoài nghi của Parybus phản ánh cảm xúc của nhiều người Ukraine, những người không quá tin tưởng vào các lời hứa của ông Donald Trump về việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận hòa bình sau khi ông nhậm chức vào đầu tuần tới."Số phận của chúng tôi nằm trong tay chính chúng tôi. Chúng tôi không thể dựa vào bất kỳ ai khác", Marharyta Deputat, một quản lý bán hàng 29 tuổi, chia sẻ.Hanna Horbachova, 55 tuổi, cũng không mấy lạc quan về lời hứa của ông Trump. Chủ sở hữu một tiệm bánh...