Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước quốc hội Đức ngày 11/6 (Ảnh: DPA).
"Chúng tôi sẽ không để cuộc chiến này lan khắp châu Âu. Chúng tôi sẽ không đẩy gánh nặng cuộc chiến cho thế hệ sau. Chúng tôi sẽ chấm dứt xung đột vì lợi ích của Ukraine và lợi ích của toàn châu Âu. Chúng tôi sẽ chấm dứt cuộc chiến theo điều khoản của mình, những điều khoản hoàn toàn dễ hiểu đối với bất cứ ai trên trái đất này", Tổng thống Zelensky phát biểu trước quốc hội Đức ngày 11/6.
Ông nói thêm rằng, Nga sẽ phải bồi thường những tổn thất đã gây ra cho Ukraine. Nhà lãnh đạo Ukraine nhấn mạnh, Ukraine sẽ không còn nhượng bộ.
Trong bài phát biểu, ông cũng cảm ơn sự hỗ trợ to lớn của Đức dành cho Ukraine. Chỉ riêng từ đầu năm nay, Đức đã viện trợ quân sự hơn 7 tỷ euro cho Kiev. Đức cũng hỗ trợ huấn luyện cho hơn 10.000 binh sĩ Ukraine.
Xung đột Nga - Ukraine đã bước sang năm thứ 3 và tiếp tục dấu hiệu leo thang mặc dù 2 bên đều khẳng định luôn sẵn sàng đàm phán.
Cuối năm 2022, Tổng thống Zelensky đã đưa ra "công thức hòa bình" gồm 10 điểm, trong đó đề nghị Nga phải rút hết quân, khôi phục toàn vẹn lãnh thổ cho Ukraine và bồi thường chiến tranh.
Dựa trên nền tảng của "công thức hòa bình" này, Kiev đã đề nghị Thụy Sĩ tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào ngày 15-16/6 tới tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock.
Chính phủ Thụy Sĩ ngày 10/6 tiết lộ, đã có hơn 90 quốc gia, tổ chức đăng ký tham dự hội nghị.
Tuy nhiên, hãng tin TASS dẫn nguồn tin ngoại giao ngày 12/6 cho hay, một số nước đã rút lại kế hoạch tham dự hội nghị hòa bình Ukraine. Theo nguồn tin, hiện số quốc gia, tổ chức đăng ký tham dự hội nghị hòa bình Ukraine đã giảm từ 93 xuống còn 78 và có thể còn giảm tiếp.
Nga hiện không được mời tham dự, song giới chức Thụy Sĩ cho biết, đây là hội nghị nhằm xác định lộ trình để đưa cả Nga và Ukraine tham gia tiến trình hòa bình trong tương lai. Ngoài Nga, một số nước như Trung Quốc, Brazil, Ả Rập Xê Út đã từ chối dự hội nghị với nhiều lý do khác nhau.
Ông Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết Ukraine muốn Nga tham dự hội nghị thượng đỉnh lần hai, để tiếp nhận lộ trình đã được quốc tế thống nhất nhằm chấm dứt xung đột.
"Chúng tôi đang tìm kiếm khả năng mời đại diện của Nga cùng nhau trình bày kế hoạch chung trong hội nghị thượng đỉnh lần hai", ông Yermak nói.
Quan chức này cũng nhấn mạnh, quan điểm được 100 quốc gia trở nên từ các châu lục ủng hộ sẽ là "một kế hoạch thực sự và rất khó bác bỏ".
Bình luận về việc Trung Quốc không tham dự hội nghị, ông nói: "Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe lập trường của Trung Quốc". Ông khẳng định việc Trung Quốc tham gia vào quá trình này "rất quan trọng".
Trước đó, Bắc Kinh thông báo sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình ở Thụy Sĩ do hội nghị không đáp ứng điều kiện phải có sự tham gia công bằng của cả Nga và Ukraine.
Lãnh đạo đảo Greenland Mute Egede (Ảnh: AFP).Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News vào ngày 16/1, lãnh đạo đảo Greenland, ông Mute Egede, đã đề cập đến mối quan tâm mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc "mua lại" Greenland từ Đan Mạch. Ông Egede đề cập đến những lo ngại về an ninh quốc gia."Chúng tôi là những láng giềng gần gũi. Chúng tôi đã hợp tác trong 80 năm qua và tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi có nhiều điều để hợp tác", ông Egede nói, nhấn mạnh rằng Greenland sẽ luôn là một phần của NATO và "là đối tác mạnh mẽ của Mỹ"."Nhưng chúng tôi muốn nói rõ ràng. Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Chúng tôi không muốn trở thành một phần của Mỹ", nhà lãnh đạo Greenland nhấn mạnh.Ông Egede cho biết người dân đảo Greenland "cũng không muốn trở thành người Đan Mạch"."Ch...
Nga tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi vùng lãnh thổ Kursk (Ảnh: Tass).Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1 tuyên bố lực lượng Nga đã giành lại 63,2% lãnh thổ do Ukraine chiếm giữ ở tỉnh Kursk, miền tây nước Nga.Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Moscow đã giành lại 4 khu định cư ở Kursk trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1.Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 khu định cư được giành lại ở Kursk gồm Alexandria, Leonidovo, Russkoye Porechnoye và Kruglenkoye. Những ngôi làng này, nằm ở quận Sudzhansky, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tiến hành các hoạt động tấn công thành công, gây ra tổn thất đáng kể cho lực lượng Ukraine.Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau các cuộc tấn công của Nga, các đơn vị của Ukraine buộc phả...
Ukraine bị tàn phá nặng nề do chiến sự (Ảnh: Reuters).Liudmyla Parybus, một sinh viên 20 tuổi tại trung tâm Kiev, không kỳ vọng quá nhiều vào việc tân Tổng thống Mỹ sẽ chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm ở Ukraine."Tôi không mấy hy vọng vào ông ấy. Cuối cùng thì mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng tôi", cô cho biết.Sự hoài nghi của Parybus phản ánh cảm xúc của nhiều người Ukraine, những người không quá tin tưởng vào các lời hứa của ông Donald Trump về việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận hòa bình sau khi ông nhậm chức vào đầu tuần tới."Số phận của chúng tôi nằm trong tay chính chúng tôi. Chúng tôi không thể dựa vào bất kỳ ai khác", Marharyta Deputat, một quản lý bán hàng 29 tuổi, chia sẻ.Hanna Horbachova, 55 tuổi, cũng không mấy lạc quan về lời hứa của ông Trump. Chủ sở hữu một tiệm bánh...