Tại sao BRICS tạm ngừng mở rộng quy mô thành viên

Tại sao BRICS tạm ngừng mở rộng quy mô thành viên (Video: Tran Mo).

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 25/6 nói rằng, BRICS đã đồng ý tạm dừng tiếp nhận các thành viên mới với đa số phiếu ủng hộ. 

"Với đa số phiếu áp đảo trong "Nhóm 10 nước", BRICS đã quyết định tạm dừng kết nạp các thành viên mới tập trung vào việc giúp các nước mới gia nhập khối (hồi đầu năm) hòa nhập vào nhóm", ông Lavrov nói.

Trước đó, ông Lavrov đã chủ trì cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS ở Nizhny Novgorod. Trong cuộc trao đổi, BRICS nhất trí sẽ dùng khoảng thời gian tạm dừng kết nạp thành viên mới nhằm lập danh sách các hạng mục dành cho các quốc gia đối tác BRICS, đóng vai trò là bước đệm để hướng tới tư cách thành viên đầy đủ.

Ngày 4/6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan cho hay Ankara muốn gia nhập BRICS và sẽ theo dõi những diễn biến trong tổ chức này. Một số quốc gia khác, bao gồm Thái Lan, Malaysia và Bolivia, cũng bày tỏ mong muốn gia nhập tổ chức.

BRICS được thành lập vào năm 2009 như một nền tảng hợp tác cho các nền kinh tế mới nổi lớn nhất, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Nam Phi gia nhập nhóm vào năm 2010. Nga đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của khối vào ngày 1/1.

Cùng ngày, BRICS đã mở rộng thành viên nhóm khi kết nạp thêm Ai Cập, Ethiopia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ả Rập Xê Út chưa chính thức tham gia nhưng đã dự các cuộc họp BRICS.

Theo Tass, có khoảng 30 quốc gia quan tâm đến việc hợp tác với BRICS theo nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả mong muốn gia nhập.

Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết bất kỳ quốc gia nào muốn gia nhập BRICS đều không nên tham gia vào các biện pháp trừng phạt đơn phương bất hợp pháp, đồng thời nhấn mạnh đây là tiêu chí quan trọng để Moscow chào đón các thành viên mới.

"Đối với chúng tôi, một trong những tiêu chí quan trọng để một nước được chào đón gia nhập BRICS là quốc gia đó không tham gia vào các chính sách trừng phạt bất hợp pháp, các biện pháp cấm vận bất hợp pháp đối với bất kỳ thành viên BRICS nào, bao gồm Nga", ông Ryabkov nói.

TIN CÙNG CHỦ ĐỀ

Tin tức 1
Greenland phản đối kế hoạch mua lại của Tổng thống Trump

Lãnh đạo đảo Greenland Mute Egede (Ảnh: AFP).Trong cuộc phỏng vấn với kênh Fox News vào ngày 16/1, lãnh đạo đảo Greenland, ông Mute Egede, đã đề cập đến mối quan tâm mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump về việc "mua lại" Greenland từ Đan Mạch. Ông Egede đề cập đến những lo ngại về an ninh quốc gia."Chúng tôi là những láng giềng gần gũi. Chúng tôi đã hợp tác trong 80 năm qua và tôi nghĩ rằng trong tương lai, chúng tôi có nhiều điều để hợp tác", ông Egede nói, nhấn mạnh rằng Greenland sẽ luôn là một phần của NATO và "là đối tác mạnh mẽ của Mỹ"."Nhưng chúng tôi muốn nói rõ ràng. Chúng tôi không muốn trở thành người Mỹ. Chúng tôi không muốn trở thành một phần của Mỹ", nhà lãnh đạo Greenland nhấn mạnh.Ông Egede cho biết người dân đảo Greenland "cũng không muốn trở thành người Đan Mạch"."Ch...

Tin tức 1
Nga áp đặt Ukraine rút quân khỏi cứ điểm ở Kursk sau khi giành lãnh thổ連続で領土を奪取したロシアがクルスクの拠点からウクライナ軍を撤退させる

Nga tiếp tục nỗ lực đẩy lùi quân Ukraine khỏi vùng lãnh thổ Kursk (Ảnh: Tass).Bộ Quốc phòng Nga ngày 17/1 tuyên bố lực lượng Nga đã giành lại 63,2% lãnh thổ do Ukraine chiếm giữ ở tỉnh Kursk, miền tây nước Nga.Theo Bộ Quốc phòng Nga, quân đội Moscow đã giành lại 4 khu định cư ở Kursk trong 2 tuần đầu tiên của tháng 1.Bộ Quốc phòng Nga cho biết 4 khu định cư được giành lại ở Kursk gồm Alexandria, Leonidovo, Russkoye Porechnoye và Kruglenkoye. Những ngôi làng này, nằm ở quận Sudzhansky, trước đây nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Ukraine.Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, các đơn vị của nhóm tác chiến phía Bắc đã tiến hành các hoạt động tấn công thành công, gây ra tổn thất đáng kể cho lực lượng Ukraine.Theo Bộ Quốc phòng Nga, sau các cuộc tấn công của Nga, các đơn vị của Ukraine buộc phả...

Tin tức 1
Dân Ukraine lo ngại trước việc ông Trump sắp trở thành Tổng thống Mỹ

Ukraine bị tàn phá nặng nề do chiến sự (Ảnh: Reuters).Liudmyla Parybus, một sinh viên 20 tuổi tại trung tâm Kiev, không kỳ vọng quá nhiều vào việc tân Tổng thống Mỹ sẽ chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần 3 năm ở Ukraine."Tôi không mấy hy vọng vào ông ấy. Cuối cùng thì mọi thứ đều phụ thuộc vào chúng tôi", cô cho biết.Sự hoài nghi của Parybus phản ánh cảm xúc của nhiều người Ukraine, những người không quá tin tưởng vào các lời hứa của ông Donald Trump về việc nhanh chóng đạt được một thỏa thuận hòa bình sau khi ông nhậm chức vào đầu tuần tới."Số phận của chúng tôi nằm trong tay chính chúng tôi. Chúng tôi không thể dựa vào bất kỳ ai khác", Marharyta Deputat, một quản lý bán hàng 29 tuổi, chia sẻ.Hanna Horbachova, 55 tuổi, cũng không mấy lạc quan về lời hứa của ông Trump. Chủ sở hữu một tiệm bánh...