Thủ tướng Australia Anthony Albanese (Ảnh: Reuters).
Thủ tướng Australia gọi các công ty mạng xã hội là "kiêu căng và thiếu trách nhiệm" khi công ty mẹ của Facebook - Meta - từ chối gia hạn việc trả phí sử dụng nội dung cho các đơn vị báo chí.
Năm 2021, Australia thông qua Đạo luật Thương lượng Truyền thông Tin tức, buộc các "ông lớn" như Alphabet Inc (công ty mẹ của Google) và Meta phải trả tiền cho các cơ quan báo chí, tập đoàn truyền thông, nhà sản xuất về những nội dung báo chí xuất hiện trên các nền tảng công nghệ.
Vào thời điểm đó, chính phủ Australia cho rằng đạo luật này sẽ vạch ra một quy trình đàm phán "công bằng hơn" về giá trị của nội dung tin tức giữa những "gã khổng lồ" công nghệ và các bên sản xuất tin tức. Nếu các bên không thể đạt được thỏa thuận riêng, một trọng tài độc lập sẽ đứng ra giúp phân giải.
Australia cho biết, đạo luật sẽ trợ giúp các nhà xuất bản tin tức, vốn đã chứng kiến lợi nhuận sụt giảm trong kỷ nguyên internet và mạng xã hội bùng nổ.
Tuy nhiên, vào đầu năm nay, Meta đã tuyên bố sẽ không gia hạn các thỏa thuận này.
Các công ty truyền thông tại Australia, Seven West Media Ltd và Nine Entertainment Co tuần trước cho biết việc dừng thỏa thuận với Meta là một trong những lý do khiến họ quyết định cắt giảm nhân sự.
Viện dẫn Đạo luật Thương lượng Truyền thông Tin tức, Bộ trưởng Tài chính Australia Stephen Jones có thể yêu cầu Meta phải tham gia thảo luận với các tổ chức tin tức về vấn đề trả phí sử dụng nội dung, nếu không tập đoàn sẽ bị phạt 10% doanh thu tại quốc gia này.
Ngày 28/6, giám đốc khu vực của Meta, Mia Garlick, cho biết rằng tất cả phương án đều đã được cân nhắc khi nhận được câu hỏi rằng nếu chính phủ Australia dùng luật nói trên thì liệu Meta có chặn người dùng Australia đọc và chia sẻ tin tức trên mạng xã hội hay không.
Sau đó, Thủ tướng Albanese đã chỉ trích các công ty công nghệ lớn. "Sự kiêu căng của những công ty mạng xã hội quốc tế này không phù hợp với trách nhiệm xã hội mà họ cần gánh vác", ông cho biết.
Ông Albanese nhấn mạnh các công ty như Meta hay Alphabet phải có trách nhiệm trong việc duy trì các nội dung tin tức trên nền tảng của họ và phải trả tiền theo những thỏa thuận trước đó.
Phương Ngân
Giới chức Ukraine đón Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) tại ga tàu hỏa ở thủ đô Kiev ngày 16/1 (Ảnh: AFP).Văn phòng Thủ tướng Anh đã xác nhận thông tin này đồng thời cho biết, đây là một thỏa thuận hợp tác mang tính bước ngoặt nhằm tăng cường các mối quan hệ an ninh giữa Anh và Ukraine. Thỏa thuận này quy định về hợp tác trong lĩnh vực an ninh ở Biển Baltic, Biển Đen và Biển Azov, cũng như trong các dự án công nghệ khác, bao gồm cả việc phát triển máy bay không người lái (UAV). Ngoài ra, thỏa thuận sẽ cho phép đưa vào sử dụng một hệ thống giúp theo dõi ngũ cốc "bị đánh cắp" của Ukraine."Thỏa thuận 100 năm" này cũng dự kiến giúp củng cố vị thế của Anh là đối tác hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng, khoáng sản chủ chốt và sản xuất thép của Ukraine, cùng nhiều lĩnh vực khác.Hai bên cũng dự kiế...
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12/2024 (Ảnh: Reuters).Người đại diện pháp lý của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun, hiện bị xét xử với cáo buộc tham gia kế hoạch nổi loạn, đã bác bỏ tuyên bố của phía Tổng thống Yoon rằng ông đã mắc sai lầm khi sao chép các lệnh ban hành thiết quân luật khẩn cấp vào ngày 3/12/2024.Luật sư của ông Kim, ông Lee Ha-sang, ngày 16/1 cho biết: "Không có sai sót nào khi soạn thảo sắc lệnh thiết quân luật". Ông khẳng định mục đích của sắc lệnh là để "cấm các hoạt động chính trị trong tình huống Quốc hội bị vô hiệu hóa và các công việc của đất nước bị tê liệt"."Bản thân Bộ trưởng Kim đã viết bản dự thảo đầu tiên và Tổng thống Yoon, đương nhiên, đã xem xét toàn bộ nội dung... Họ soạn thảo với mục đích cấm các hoạt đ...
Binh sĩ Ukraine được huấn luyện ở Anh (Ảnh: PA).Báo Telegraph dẫn nguồn thạo tin ngày 16/1 cho hay, trong cuộc gặp vào tuần trước, Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thảo luận có nên gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của 2 nước đến Ukraine hay không.Một kịch bản được đề xuất là lập một vùng đệm phi quân sự theo đường ranh giới mới giữa Nga và Ukraine. Khu vực này sẽ được quân đội phương Tây hậu thuẫn để đảm bảo phần còn lại của Ukraine không bị Nga tấn công.Tuy nhiên, Thủ tướng Starmer được cho là không hoàn toàn đồng tình với ý tưởng do Tổng thống Macron đề xuất.Phía Anh lo ngại về những mối đe dọa nếu lực lượng hòa bình của họ triển khai đến đây.Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Grant Shapps cho rằng, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình Anh đến Ukraine...