Lính cứu hỏa đang cố gắng dập tắt đám cháy rừng ở Grammatiko, Hy Lạp, vào tháng 8 (Ảnh: Reuters).
Viện Y tế Toàn cầu Barcelona ISGlobal (Tây Ban Nha) công bố nghiên cứu cho thấy hơn 47.000 người ở châu Âu đã thiệt mạng vì thời tiết nóng bức do ô nhiễm carbon vào năm 2023. Hiện châu lục này là khu vực có mức nhiệt tăng cao nhanh nhất trên thế giới, theo ISGlobal.
Các nhà nghiên cứu của ISGlobal đã tổng hợp và thu thập dữ liệu từ 823 khu vực thuộc 35 quốc gia, và cho biết khoảng 47.690 người ở châu Âu đã tử vong do nhiệt độ cao trong năm ngoái. Nghiên cứu cũng chỉ ra nhóm người cao tuổi đang phải chịu rủi ro cao nhất khi châu Âu nóng lên.
Kết quả nghiên cứu được công bố trong bối cảnh cháy rừng bùng phát bên ngoài thủ đô Athens của Hy Lạp, Pháp ban hành cảnh báo nhiệt độ cực cao tại nhiều vùng trên cả nước và Anh phải trải qua thời tiết nắng nóng nhất trong năm.
Các bác sĩ coi thời tiết nóng bức là "kẻ giết người thầm lặng" bởi nó cướp đi nhiều sinh mạng hơn mọi người nghĩ.
Chuyên gia dịch tễ học môi trường tại ISGlobal đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu, Elisa Gallo, nhận định: "Số ca tử vong liên quan tới nóng bức vẫn còn quá cao. Tỷ lệ nóng lên của châu Âu đang gấp đôi tỷ lệ trung bình trên thế giới, chúng ta không được lơ là cảnh giác".
Con người đốt nhiên liệu hóa thạch, gây ảnh hưởng tới tự nhiên dẫn đến khiến bầu khí quyển tắc nghẽn, gây hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên. Điều này đã khiến cho các đợt nắng nóng trở nên nóng hơn, lâu hơn và thường xuyên hơn. Xét trên toàn thế giới, năm 2023 là năm nóng nhất từng ghi nhận và các nhà khoa học dự đoán năm 2024 sẽ sớm phá kỷ lục này.
Các nhà nghiên cứu cho biết những quốc gia lạnh hơn ở châu Âu như Anh, Na Uy và Thụy Sĩ sẽ đối mặt với số lượng những ngày nắng nóng khó chịu gia tăng. Tuy nhiên, số ca tử vong được dự đoán sẽ cao nhất tại các quốc gia Nam Âu, nơi thích nghi tốt với thời tiết nóng bức nhưng lại hứng chịu nhiệt độ cực đoan hơn.
Theo các nhà khoa học, Hy Lạp là nơi có số ca tử vong liên quan tới nhiệt độ cao nhất vào năm 2023 khi cứ 1 triệu người thì có 363 người chết. Đứng thứ 2, 3 là Italy và Tây Ban Nha với con số lần lượt là 209 người và 175 người chết trên 1 triệu người.
Ông Dominic Royé, trưởng phòng khoa học dữ liệu của tổ chức Climate Research Foundation, cho rằng cần theo dõi tác động của nhiệt độ cao tới các nhóm dễ bị tổn thương và thực hiện các kế hoạch phòng ngừa tử vong.
"Chúng ta kiểm soát nhiệt độ rất tốt nhưng kiểm soát tác động tới sức khỏe thì không được như vậy. Việc xã hội thích nghi với nhiệt độ tăng cao đóng vai trò quan trọng trong ngăn ngừa tử vong tại châu Âu nhưng vẫn chưa đủ", ông Royé nói.
Các nhà khoa học cho biết các chính phủ có thể giữ an toàn cho người dân trước nắng nóng bằng cách thiết kế các thành phố mát mẻ với nhiều công viên và ít xi măng hơn, xây dựng hệ thống cảnh báo nguy hiểm và tăng cường hệ thống y tế để các y bác sĩ không bị quá tải khi nhiệt độ tăng mạnh.
Tuy nhiên, việc người dân không ra đường khi nắng nóng và uống nước đầy đủ cũng có ảnh hưởng lớn tới số ca tử vong.
Ngoài ra, bà Gallo kêu gọi các bên cần nỗ lực hơn nữa để ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu nhiệt độ gia tăng. Theo bà: "Biến đổi khí hậu nên được coi là một vấn đề sức khỏe".
Phương Ngân
Tổng thư ký NATO Mark Rutte (Ảnh: Getty).Tổng thư ký NATO Mark Rutte ngày 15/1 cho biết các thành viên trong liên minh quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đã tăng cường đầu tư quốc phòng và tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn.Tuy nhiên, ông Rutte cho rằng những nỗ lực này "không đủ để đối phó với những nguy hiểm sắp xảy ra trong 4-5 năm tới".Trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp của Ủy ban Quân sự trong Hội đồng Tham mưu trưởng Quốc phòng ở Brussels, ông Rutte cảnh báo "an ninh tương lai của khối đang bị đe dọa".Tổng thư ký NATO cáo buộc Nga, Trung Quốc, Triều Tiên và Iran đang cố gắng "làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta và tước đoạt tự do của chúng ta"."Để ngăn chặn chiến tranh, chúng ta cần chuẩn bị cho điều đó. Đã đến lúc chuyển sang tư duy thời chiến", ông Rutte khẳng định, đ...
Lính Ukraine ở Donetsk (Ảnh: Getty).Hai cộng sự của ông Donald Trump, những người đã thảo luận về cuộc xung đột Ukraine với tổng thống đắc cử Mỹ, nói với hãng tin Reuters rằng, có thể mất nhiều tháng, thậm chí lâu hơn, để giải quyết cuộc xung đột này.Theo lời hai cộng sự, tuyên bố của ông Trump về việc giải quyết xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi nhậm chức chỉ là phát ngôn "khoa trương" trong chiến dịch tranh cử, không đánh giá đúng mức về sự phức tạp của cuộc xung đột cũng như thời gian cần thiết để thành lập một chính quyền mới.Đánh giá trên trùng khớp với những phát biểu của Trung tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg, người được ông Trump chọn làm đặc phái viên về xung đột Nga - Ukraine trong chính quyền mới.Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Fox News vào tuần trước, tướng Kellog...
Ảnh chụp bức thư do Tổng thống Yoon Suk-yeol viết được đăng trên Facebook của ông vào ngày 15/1, vài giờ sau khi ông bị bắt (Ảnh: Yonhap).Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đăng một bài viết trên mạng xã hội Facebook hôm 15/1, chỉ vài giờ sau khi ông bị các nhà điều tra bắt giữ để thẩm vấn về các cáo buộc liên quan đến lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12/2024."Thiết quân luật không phải là hành vi phạm tội. Thiết quân luật là hành động thuộc thẩm quyền tổng thống để vượt qua cuộc khủng hoảng quốc gia", ông Yoon viết, đồng thời đăng một bức ảnh chụp bức thư viết tay của mình.Tổng thống Yoon đã bị đình chỉ nhiệm vụ sau khi Quốc hội Hàn Quốc luận tội ông vào ngày 14/12/2024.Trong bức thư viết tay, ông Yoon nhấn mạnh, việc luận tội ông dựa trên lập trường cho rằng lệnh thiết quân luật do ông...